Sau khi phân tích độ tin cậy của các thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA.
3.5.2.1. Phân tích EFA cho các thang đo của biến độc lập
Kết quả EFA cho các thang đo ảnh hưởng đến động lực làm việc được trình bày trong Bảng 3.17.
Bảng 3. 17. Kết quả EFA của biến độc lập
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .842
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 888.479
df 153
Sig. .000
Rotated Component Matrixa
Yếu tố 1 2 3 4 5 ALTG1 .795 ALTG2 .782 ALTG3 .734 ALCV1 .699 ALCV2 .627 ALCV3 .711 ALCV4 .679 ALCT1 .732 ALCT2 .860 ALCT3 .710 ALCT4 .695 DKLV1 .783 DKLV2 .640 DKLV3 .789 QHDN1 .872 QHDN2 .900 QHDN3 .836 QHDN4 .890
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả)
Bảng 3.17 cho thấy giá trị KMO = 0,842> 0,5 và giá trị Sig = 0,000 < 0,05. Kết quả EFA cho thấy có 5 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1,379 >1 và phương
sai trích lũy kế 70,740% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát có trọng số đạt yêu cầu (> 0,5).
Như vậy, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên đạt giá trị hội tụ và riêng biệt.
3.5.2.2. Phân tích EFA cho thang đo biến phụ thuộc
Bảng 3.13 cho thấy giá trị KMO = 0,809 > 0,5 và giá trị Sig = 0,000 < 0,05. Kết quả EFA cho thấy có 1 yếu tố được rút trích tại giá trị eigenvalue là 3,370 >1 và phương sai trích lũy kế 67,394% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát đo lường thang đo căng thẳng nghề nghiệp có trọng số tải đạt yêu cầu (> 0,5). Như vậy, thang đo này đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và phân biệt.
Bảng 3. 18. Kết quả EFA của thang đo căng thẳng nghề nghiệp
Biến quan sát Yếu tố
1 CTNN1 .754 CTNN2 .829 CTNN3 .871 CTNN4 .839 CTNN5 .807 Eigenvalues 3,370 % phương sai trích 67,394
Phương sai lũy kế 67,394
Giá trị KMO 0,809 Kiểm định Barlett
Chi–bình phương (2) 209.885 Bậc tư do (df) 10
Sig 0,000
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả) Nhận xét chung về các thang đo sau khi đánh giá sơ bộ thang đo:
Sau khi kiểm định mẫu nhỏ là 80 nhân viên y tế với phần mềm SPSS 23, hầu hết các thang đo đề cập trong mô hình lý thuyết đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ. Vì vậy, các biến quan sát này được sử dụng trong bảng
Tóm tắt chƣơng 3
Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn. Luận văn tiến hành thông qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu định tính nhằm chuẩn hóa mô hình lý thuyết, bổ sung và điều chỉnh thang đo của các khái niệm nghiên cứu để phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Kĩ thuật sử dụng trong nghiên cứu định tính là thảo luận nhóm.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với mẫu là 80 nhân viên. Kết quả nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá (EFA) cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Vì vậy, các thang đo sau khi kiểm định sơ bộ được sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức với kích thước mẫu là 160.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 4, luận văn trình kết quả nghiên cứu của đề tài. Một số kết quả chính của luận văn được trình bày: đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức, kết quả kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.