Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố áp lực công việc là yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến sự căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên, để cải thiện yếu tố này, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý sau:
Bảng 5. 1. Thống kê mô tả yếu tố áp lực công việc
Nội dung biến quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Tôi cảm thấy áp lực với chỉ tiêu được giao 3.65 1.047 Công việc của tôi luôn bị tồn đọng 3.62 .996 Công việc của tôi có mức độ rủi ro cao 3.48 1.093 Tôi bị quá tải về khối lượng công việc 3.38 .989
Lãnh đạo cần giảm bớt các chỉ tiêu được giao cho nhân viên y tế. Cùng một bộ chỉ tiêu công việc thể hiện khối lượng công việc nhân viên đảm nhận. Bệnh viện cần phân chia nhỏ bộ chỉ tiêu để nhân viên y tế không bị áp lực khi giao việc.
Bệnh viện cần hỗ trợ, giúp đỡ nhân viên xử lý công việc nhanh chóng, hiệu quả, không để công việc bị tồn đọng. Điều này sẽ ảnh hưởng tâm lý và và tiến độ hoàn thành công việc của nhân viên. Khi giao việc, lãnh đạo theo dõi, đôn đốc nhắc nhở nhân viên hoàn thành công việc đúng hạn.
Công việc phụ trách của mỗi nhân viên đều có mức độ rủi ro. Về phía bệnh viện cần hỗ trợ giúp đỡ nhân viên để hoàn thành công việc, giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Bệnh viện hỗ trợ thiết bị, công cụ để nhân viên trang bị nhằm hỗ trợ trong công việc.
Khối lượng công việc giao cho các nhân viên đồng đều với nhau để tránh tình trạng quá tải sẽ gây căng thẳng trong công việc của nhân viên. Vì vậy, nhân viên cần mô tả chi tiết công việc mà mình phụ trách.
5.2.2. Hàm ý cải thiện yếu tố áp lực thời gian
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố áp lực công việc có ảnh hưởng đến sự căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên. Để cải thiện yếu tố này, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý sau:
Bảng 5. 2. Thống kê mô tả yếu tố áp lực thời gian
Nội dung biến quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Thời gian hoàn thành chỉ tiêu được giao quá ngắn 3.69 1.071
Tôi phải thường xuyên tăng ca 3.71 1.114
Không có thời gian dành cho gia đình 3.88 1.072
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả)
giao việc, thời gian hoàn thành rất ngắn và gấp, điều này sẽ dẫn đến mức độ đáp ứng của nhân không thỏa đáng. Từ đó, gây ra sự mâu thuẫn giữa cấp trên và cấp dưới và sự bất mãn của nhân viên.
Khi khối lượng công việc nhiều, tăng ca là giải pháp tốt nhất để công việc trôi chảy, không ảnh hưởng đến kết quả chung của tổ chức. Tuy nhiên, tăng ca trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự bào mòn tinh thần, sức khỏe của nhân viên. Vì vậy, bệnh viện cần có chính sách bồi dưỡng, tái tạo sức lao động cho nhân viên.
Thời gian tăng ca cần quy định cụ thể, không vượt mức cho phép. Gia đình là trên hết trong tâm trí của nhân viên, bệnh viện không nên tăng ca quá mức, thời gian dành cho gia đình của nhân viên bị cắt giảm. Nhân viên sẽ cảm thấy căng thẳng và có ý định nghỉ việc hoặc thuyên chuyển.