Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố áp lực cấp trên ảnh hưởng đến sự căng thẳng nghề nghiệp. Để cải thiện yếu tố này, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý sau:
Bảng 5. 3. Thống kê mô tả yếu tố áp lực cấp trên
Nội dung biến quan sát Trung bình Cấp trên chưa thấu hiểu khối lượng công việc
của nhân viên 3.76 .989
Cấp trên luôn gây áp lực phải đạt hiệu quả công việc
3.54 .990 Cấp trên không hỗ trợ khó khăn khi nhân viên
gặp phải trong công việc 3.32 .900
Cấp trên đánh giá không công bằng năng lực nhân viên
3.50 1.040
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả)
Cấp trên cần phải thấu hiểu khối lượng công việc của nhân viên phụ trách. Khi người lãnh đạo hiểu được sẽ đồng cảm và có lời động viên, khích lệ tinh thần nhân viên sẽ giúp nhân viên giảm bớt mệt mỗi và sự căng thẳng.
Cấp trên không nên gây áp lực phải đạt hiệu quả công việc khi giao. Mỗi nhân viên sẽ có năng lực khác nhau cũng như mức độ hoàn thành công việc có thể sẽ không theo như mình mong muốn. Vì vậy, cấp trên không nên quá cầu toàn trong vấn đề hoàn thành công việc của nhân viên.
Cấp trên cần hỗ trợ giúp nhân viên vượt qua khó khăn khi khi hoàn thành công việc. Ngoài kĩ năng kích lệ tinh thần làm việc, người lãnh đạo cần phải có chuyên môn giỏi để giúp đỡ nhân viên kịp thời, vượt qua khó khăn nhằm hoàn thành tốt công việc được giao.
Cuối cùng, cấp trên cần đánh giá công bằng năng lực của nhân viên khi hoàn thành công việc. Sự công bằng sẽ tạo niềm tin và phấn đấu hết sức của nhân viên khi hoàn thành công việc. Làm theo năng lực hưởng theo thành quả lao động sẽ tạo động lực cao cho nhân viên.