2.4 .Tổng quan về việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam
2.5. Thực hiện xây dựng cơ cở dữ liệu địa chính
2.5.1. Các trường hợp xây dựng CSDLĐC
2.5.1.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận
- Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Bước 2: Thu thập tài liệu, dữ liệu
- Bước 3: Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
- Bước 4: Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
- Bước 5: Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
- Bước 6: Quét giấy tờ pháp lý và sử lý tệp tin
- Bước 7: Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
- Bước 8: Hoàn thiện dữ liệu địa chính
- Bước 9: Xây dựng siêu dữ liệu địa chính
- Bước 10: Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu địa chính
- Bước 11: Đối soát, tích hợp dữ liệu vào hệ thống[1].
2.5.1.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp thực hiện đồng bộ đối với lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
- Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Bước 2: Thu thập tài liệu, dữ liệu
- Bước 3: Xây dựng dữ liệu không gian gắn với lập, chỉnh lý bản đồ địa chính - Bước 4: Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính gắn với đăng ký, cấp giấp chứng nhận
18
- Bước 5: Hoàn thiện dữ liệu địa chính
- Bước 6: Xây dựng siêu dữ liệu địa chính
- Bước 7:Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu địa chính
- Bước 8: Đối soát tích hợp vào hệ thống[1].
2.5.1.3. Quy trình chuyển đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính đã xây dựng trước ngày 01 tháng 8 năm 2016( ngày thông tư số 75/2015/TT- BTNMT có hiệu lực thi hành)
- Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Bước 2: Chuyển đổi dữ liệu địa chính
- Bước 3: Bổ sung, hoàn thiện dữ liệu địa chính
- Bước 4: Xây dựng siêu dữ liệu địa chính
- Bước 5: Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu địa chính
- Bước 6: Đối soát dữ liệu[1].
2.5.2. Các điều kiện cần đảm bảo khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
- CSDLĐC là dữ liệu nền để xây dựng CSDL về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, hiện trạng sử dụng đất và các CSDL thành phần khác
-CSDLĐC phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình, quy định, tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai;
-Hệ thống hoạt động có hiệu quả và được quản lý trên nền công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm, cơ sở hạ tầng mạng ) hiện đại, đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu;
- Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội dung thông tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định.
- Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu địa chính được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
-Nội dung thông tin trong CSDLĐC phải đồng nhất với số liệu đo đạc, số liệu đăng ký đất đai, số liệu cấp GCN;
19
-Hệ thống phải có tính mở để cho phép mở rộng phạm vi của hệ thống khi cần thiết.
- Thông tin địa chính mở rộng cần được chuẩn hóa. Khi được chia sẻ theo nghĩa dùng chung, chỉ những đơn vị có nhiệm vụ thu thập và quản lý loại thông tin tương ứng mới được quyền cập nhật thông tin, thay đổi trong hệ thống.
- Hệ thống phải có tính an toàn cao, thông tin được bảo mật.
+ Đối tượng quản lý đều bắt đầu từ thửa đất. Mọi công trình đều được xây dựng trên “thửa đất” cụ thể, nên công trình được quản lý hợp lệ khi và chỉ khi công trình thuộc về một thửa. Nếu khác chuẩn quy định này phải đưa về trường hợp quản lý cá biệt.
+ Hệ thống đòi hỏi phần cứng có dung lượng bộ nhớ cao, khả năng phân tích dữ liệu chuyên nghiệp và các công cụ khác chuyên dụng.
+ Việc thu thập và tập hợp thông tin cũng như quản lý thị trường cần được tổ chức chặt chẽ, không chỉ theo đơn vị hành chính mà còn phải tùy thuộc vào đặc thù của thông tin.
Sau khi xây dựng xong cơ sở dữ liệu địa chính ứng dụng vào thực tế giúp cho công tác quản lý đất đai tiện lợi dễ dàng:
+ Giúp kê khai đăng ký lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Phục vụ lập các loại sổ như sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai, biên bản ranh giới mốc giới thửa đất và sổ địa chính điện tử theo mẫu quy định;
+ Phục vụ đăng ký biến động và quản lý biến động;
+ Tìm kiếm mọi thông tin của thửa đất khi biết tên chủ sử dụng và ngược lại;
+ Tìm được vị trí của thửa đất trên bản đồ khi biết thông tin về thửa đất và chủ sử dụng đất;
20
+ Giúp mọi thông tin được công khai minh bạch;
+ Thời gian làm thủ tục nhanh gọn, tỉ lệ giải quyết hồ sơ liên quan đến đất đai tăng cao,…
-Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm các tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị trí, kích thước, hình thể, mã thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất, những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; những biến động về sử dụng đất của thửa đất; số phát hành và số vào Sổ cấp Giấy chứng nhận [2].
2.5.3. Một số phần mền ứng dụng vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính chính
- Xã Hoàng Nông đã tổ chức kê khai đăng ký cho toàn bộ các thửa đất trên địa bàn phường dựa trên hệ thống bản đồ địa chính số và giấy này. Nghĩa là toàn bộ các thửa đất gốc trên địa bàn xã đã được quy chủ.
- Sau khi tiến hành công tác nội nghiệp bằng cách nhập liệu và chỉnh lý bản đồ từ những hồ sơ địa chính thu thập được toàn xã (Hồ sơ pháp lý thu thập được ở các cấp bao gồm hồ sơ cấp giấy, chuyển nhượng chuyển mục đích, giao thuê đất)
+ Để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số cho xã Hoàng Nông đã lựa chọn bộ phần mềm gồm: ViLIS, Microstation SE, Microstation V8I, Famis, Gcadas, VBDLIS, Excel và các phần mềm chuyên dụng khác theo quy định hiện hành của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường:
- Vào ngày 14/02/2007 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra quyết định số 221/QĐ BTNMT về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai ViLIS (Viet Nam Land Information System) tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các địa phương.
- Phần mềm ViLIS được thiết kế đúng với các quy định trong Thông tư 09TT/BTNMT về việc hướng dẫn lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính và
21
hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành. Điểm này làm cho ViLIS có khả năng ứng dụng cao trong thực tế.
- Phần mềm ViLIS kết hợp với Microstation SE, Micrisation V8I và Famis, Gcadas cho phép xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu địa chính số.
- ViLIS có ưu điểm nổi trội hơn so với các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu hiện nay tại Việt Nam ở điểm: ViLIS quản lý thống nhất dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính.
- Phầm mềm ViLIS cung cấp đầy đủ các modul hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước về đất đai và quản lý thị trường bất động sản như: Modul Quản lý cơ sở toán học của bản đồ, Modul Kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính, Modul Đăng ký và quản lý biến động đất đai, Modul Hỗ trợ định giá đất, Modul Hỗ trợ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Modul Hỗ trợ quản lý quy hoạch, tính toán đền bù, Modul trợ giúp quản lý tài chính về đất đai
- Phiên bản ViLIS 2.0 có 2 modul: Kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính; và Đăng ký và quản lý biến động đất đai. Hai modul này giúp thực hiện hai nội dung quản lý đất đai trọng tâm tại cấp xã, phường, thị trấn vào thời điểm hiện tại. Hơn thế nữa đây lại là phiên bản được cung cấp miễn phí cho người dùng nên rất phù hợp với điều kiện tài chính hạn hẹp của các cấp xã, phường, thị trấn.
- Phần mềm ViLIS không đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao, chỉ cần một máy tính với cấu hình bình thường vào thời điểm hiện tại (hệ điều hành Windows XP, Chip Pentium III, Ram 512, ổ cứng 10GB, máy in khổ A3) là có thể cài đặt và sử dụng ViLIS bình thường.
- Gcadas là phần mềm duy nhất trên MicroStation V8i cho nhu cầu thành lập bản đồ địa chính, đăng ký cấp GCNQSDĐ, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, thống kê- kiểm kê đất đai- xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, ứng dụng thu thập thông tin đất đai bằng điện thoại di động. Phần mềm có nhiều tính năng nổi bật như: Công cụ sử lỗi tự
22
động có tính năng tương tự như MRFClean; Tự động cắt thửa giao thông, thủy hệ theo sơ đồ phân mảnh; Lập đơn đăng ký trực tiếp từ bản đồ địa chính trong MicroStation trong đó gồm hỗ trợ kết xuất cơ sở dữ liệu địa chính ra định dạng Vilis, Elis, chuyển đổi dữ liệu Mapinfo sang DGN, nhập hồ sơ quét tự động vào Vilis 2.0,…
23
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thành lập cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và th ời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm:
Nghiên cứu trên địa bàn xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian tiến hành :
Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 11 năm 2020.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
* Điều tra điều kiện tự nhiên:
* Điều tra điều kiện kinh tế - xã hội:
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Từ, tỉnh Thái Nguyên
- Diện tích và cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng
- Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong những năm gần đây
24
3.3.3. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
3.3.4 Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Kế thừa kết quả nghiên cứu, thống kê đã được nghiệm thu về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế, tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Hoàng Nông
- Thu thập dữ liệu, tài liệu phục vụ cho xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã
+Bản đồ quy hoạch sử dụng đất +Bản đồ địa chính
+Bản lưu giấy chứng nhận, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động đã lập
+ Hồ sơ đăng ký biến động đất đai và tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được lập sau khi hoàn thành cấp GCN, lập hồ sơ địa chính
- Tìm hiểu số liệu, tài liệu, các văn bản pháp luật có liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Dựa trên các tài liệu đã có như bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất,…tiến hành điều tra, phân tích các cơ sở dữ liệu địa
chính (liên quan đến cung cấp thông tin địa chính) và điều tra hiện trạng sử dụng đất xem có thay đổi gì không, nếu có cần phải đo đạc lại và vẽ lại bản đồ cho đúng hiện trạng.
- Sử dụng bản đồ giấy trong điều tra thực địa, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung những thông tin biến động trên bản đồ
25
- Sử dụng phần mềm Vilis để quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính.
3.4.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
- Thiết kế, xây dựng Bảng thông tin dữ liệu thuộc tính địa chính để chuyển nhập dữ liệu thuộc tính địa chính vào CSDL.
- Bảng thông tin dữ liệu thuộc tính địa chính được xây dựng trên phầm mềm tin học văn phòng Excel, lưu trữ ở khuôn dạng file *.xls. Các thông tin thuộc tính trong bảng được xây dựng tương ứng với danh mục các thông tin thuộc tính cần thiết được nhập vào CSDL(Thông tin xây dựng, cập nhật trong Bảng được thống kê, tổng hợp từ các tài liệu hồ sơ địa chính; bản lưu Giấy chứng nhận …)
- Dùng các chức năng của phần mềm vilis để nhập dữ liệu
- Phần mềm Vilis Có các chức năng tra cứu các dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính; xây dựng hồ sơ địa chính, sổ địa chính, hồ sơ cấp giấy chứng nhận, hồ sơ chỉnh lý đăng ký biến động đất đai,…
26
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hoàng Nông là một xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện khoảng 10 km, có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị sau:
- Phía Bắc giáp với xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ.
- Phía Đông giáp với xã Khôi Kỳ, xã Tiên Hội, huyện Đại Từ.
- Phía Tây bắc giáp với xã La Bằng huyện Đại Từ.
- Phía Nam giáp xã Mỹ Yên huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Tuyên Quang..
Hình 4.1. Bản đồ huyện Đại Từ Từ
Xã Hoàng Nông có tổng diện tích tự nhiên là: 2.753,57 ha, dân số tính đến tháng 10 năm 2020 là 5.265 gồm 1560 nhân khẩu, được phân bố thành 14 xóm, chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 70%.
27
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Xã Hoàng Nông có địa hình tương đối phức tạp, đồi núi dốc lớn, nơi có độ cao cao nhất là 1592m so với mực nước biển, địa hình dốc dần từ Nam xuống Bắc, xen kẽ giữa núi, đồi là những dải ruộng nhỏ hẹp và vùng đồng bằng. Với địa hình đa dạng người dân tại đây đã biết trồng nhiều loại cây đa dạng, trên địa bàn xã các khu dân cư hầu như tồn tại từ lâu với tính chất tiện canh,, tiện cư và có nhiều đồi núi dốc gây khó khăn cho việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu tại xã Hoàng Nông mang tính chất đặc thù của nhiệt đới gió mùa. Là một xã miền núi, chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên khí hậu ảnh hưởng tới quá trình canh tác của người dân.
- Mùa đông thời tiết lạnh( hanh, khô) có nhiều đợt gió mùa đông bắc thường cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít xuất hiện vào mùa đông do đó lượng nước tưới cho cây trồng vụ đông bị thiếu. Mùa đông thường kéo dài từ