4.3.1 .Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Hoàng Nông
4.3.1.10. Bước 10: Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu địa chính
- Kiểm tra cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định tại Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính;
- Đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định tại thông tư số 17/2010/TT-BTNMT.
- Cơ sở dữ liệu địa chính giao nộp đầy đủ các thành phần gồm: Dữ liệu không gian, Dữ liệu thuộc tính, Hồ sơ quét được liên kết với thửa đất trong cơ sở dữ liệu.
- CSDL đã được sửa chữa chỉnh sửa và hoàn thiện 100% thông tin nhận từ VPĐK.
- CSDL không gian có đuôi *.SDE
- Shapfile theo đơn vị hành chính kết xuất từ Gcadas - CSDL thuộc tính có đuôi *.LIS
- HSQ đã được đồng bộ với CSDL LIS theo mã đơn vị hành chính xã.
- File số sổ địa chính (điện tử) theo khuôn dạng tệp tin PDF.
- Tệp (file) metadata.XML có nội dung đầy đủ, cấu trúc file theo quy định kỹ thuật.
52
Hình 4.6. Bản đồ địa chính xã Hoàng Nông( Dạng Shapfile)
- Bản đồ: Cho phép xem phần bản đồ thửa đất tương ứng với đơn vị hành chính được chọn. Thẻ bản đồ cung cấp các chức năng như: Xem, phóng to, thu nhỏ, di chuyển, thêm dữ liệu, tìm kiếm thửa đất, xem thông tin thửa đất, hỗ trợ quy hoạch, tìm kiếm đối tượng theo thuộc tính, tìm kiếm đối tượng bằng cách chồng xếp, tìm kiếm đối tượng theo hình vẽ, thiết lập các lớp được chọn,…
4.3.1.11. Đối soát, tích hợp dữ liệu vào hệ thống
- Văn phòng đăng ký đất đai huyện thực hiện công việc này:
1. Đối soát thông tin của thửa đất trong cơ sở dữ liệu với nguồn tài liệu, dữ liệu đã sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu.
2. Thực hiện ký số vào sổ địa chính (điện tử).
3. Tích hợp dữ liệu vào hệ thống đang vận hành tại địa phương theo định kỳ hàng tháng phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.
53
4.3.2.Định hướng sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính xã Hoàng Nông
-Sau khi xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính số cho xã Quang Sơn ta cần lựa chọn một phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu để quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu vừa xây dựng được. Em lựa chọn phần mềm ViLIS phiên bản 2.0, bởi ViLIS 2.0 cung cấp miễn phí hai modul quan trọng thực hiện quản lý đất đai đó là:
+Modul Kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính +Modul Đăng ký biến động và quản lý biến động -Một số ứng dụng:
+ Việc tìm kiếm thửa đất trên bản đồ dễ dàng hơn và khi tìm đến thửa đất đó sẽ hiển thị hết thông tin về thửa đất đó như tên chủ, loại đất, diện tích, số tờ, số thửa; Khi đã biết thông tin của chủ sử dụng thì dễ dàng tìm kiếm được thửa đất mà họ sở hữu
Hình 4.7. Tìm kiếm đối tượng trên bản đồ theo thuộc tính trên phần mềm vilis 2.0
54
Hình 4.8. Giao diện bảng tra cứu thông tin thuộc tính
Hình 4.9.Truy vấn thông tin thửa đất và chủ sử dụng bằng phần mềm Gcadas
55
+ Modul Kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính hỗ trợ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Hoàng Nông: Đăng ký cấp giấy chứng nhận, báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận, thống kê số liệu cấp giấy chứng nhận, thống kê kiểm kê đất đai, quản lý đợt đăng ký, quản lý số hiệu giấy chứng nhận, quản lý số vào sổ, quản lý số hồ sơ gốc, xuất sổ địa chính điện tử( Hình 4.10)
+ Modul Đăng ký biến động và quản lý biến động hỗ trợ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Hoàng Nông: Cập nhật thông tin chuyển quyền, giao, thuê đất; tách thửa; gộp thửa hồ sơ; cấp đổi, cấp lại; gộp tài sản cùng thửa; thu hồi giấy chứng nhận,…( Hình 4.11)
56
Hình 4.11. Giao diện modul đăng ký biến động
4.4. Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã
Hoàng Nông
4.4.1. Những thuận lợi
- Chủ trương, chính sách: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là một trong những chủ trương và nhiệm vụ mang tính đột phá của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong chiến lược hiện đại hóa công tác quản lý Nhà nước. Nắm bắt chủ trương này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã tích cực triển khai dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai toàn tỉnh.
- Nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ tích cực, giới thiệu tới địa bàn, cung cấp đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ tốt trong quá trình xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính tại xã.
- Có phần mềm quản lý tiện ích
+ Giúp nhập dữ liệu dễ dàng, số liệu thống kê đầy đủ chi tiết
+ Quản lý chi tiết, đồng bộ đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng, tiện cho việc tra cứu thông tin, In đơn cấp giấy, đăng ký chỉnh lý biến động, tra cứu thông tin, in các loại sổ trong hồ sơ địa chính, in ấn các loại báo cáo… một cách dễ ràng .
57
+ Giúp cho công tác quản lý đất đai của xã được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác, tạo hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực, tiết kiệm được thời gian, giảm bớt được khối lượng lớn giấy tờ sổ sách trong việc lưu trữ thông tin đất
+ Minh bạch hóa các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.
- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tiến tới việc số hóa quản lý dữ liệu đất, trong đó gắn giá đất ngay trong bản đồ sẽ phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, phát huy được giá trị đất đai trong các giao dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Có đầy đủ tài liệu theo quy định để thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã.
- Kho hồ sơ lưu trữ số liệu được sắp xếp theo từng năm giúp dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
- Có bản đồ địa chính chính quy được cập nhật chỉnh lý
- Có Dữ liệu thông tin in GCN lần đầu trên phần mềm Vilis theo từng xã có từ 2016 (có thể tận dụng để rà soát cập nhật bổ sung dữ liệu thuộc tính)
- Có Danh sách các thửa đã được cấp đổi GCN, các thửa chưa được cấp GCN tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xây dựng CSDLĐC
Với những thuận lợi như trên thì xã Hoàng Nông có thể xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phù hợp với địa bàn và chuẩn dữ liệu địa chính mà nhà nước đã ban hành. Giúp công tác quản lý đất đất đai trên địa bàn xã đạt hiệu quả cao hơn.
4.4.2.Những khó khăn
- Việc nghiên cứu, thực hiện đề tài bước đầu còn lúng túng nguyên nhân là do: Công tác xây dựng CSDL địa chính là một lĩnh vực nhiệm vụ mới được triển khai thực hiện, các tài liệu hướng dẫn về nghiệp vụ còn hạn chế; việc thực hiện xây dựng, quản lý, vận hành khai thác sử dụng CSDL được
58
thực hiện bằng công nghệ tin học tiên tiến, đòi hỏi cán bộ thực hiện phải có kiến thức chuyên môn nhất định về công nghệ thông tin.
- Chưa có nhiều đội ngũ chuyên môn có tay nghề đáp ứng được yêu cầu cao trong việc khai thác và sử dụng CSDL.
- Hệ thống hồ sơ, sổ sách mục kê, địa chính và sổ cấp giấy chứng nhận( dạng gốc) không được cập nhật thường xuyên, quá cũ nên khó khăn trong việc nhập dữ liệu.
- Hồ sơ có tình trạng lưu trữ chung với lĩnh vực khác chưa được bóc tách. - Việc cấp trùng thửa, trùng số vào sổ,... gây ra khó khăn và mất thời gian xác thực lại với xã.
- Một số hộ dân chưa hiểu biết về tầm quan trọng của việc lập cơ sở dữ liệu địa chính nên vẫn còn tình trạng không nộp giấy tờ photo để phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu; Một số hộ có đất trên địa bàn xã nhưng không cư trú tại xã nên việc liên lạc nộp giấy tờ khó khăn.Làm chậm tiến độ thi công
- Số lượng dữ liệu lớn gây khó khăn trong việc điều tra; nhập dữ liệu dễ gặp sai sót; rắc rối phát sinh trong quá trình xử lý, gây nhầm lẫn thông tin hoặc không cho ra kết quả.
- Phần mềm sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu Vilis 2.0 là phần mềm rất khó cài đặt, lỗi này không phải do người sử dụng mà là hệ thống phần mềm. Đặc biệt là lỗi arcSDE, khi đó chúng ta sẽ không mở được dữ liệu trên phần mềm đã được xây dựng, gặp phải lỗi này thì mất rất nhiều thời gian để cài đặt lại.
- Chi phí thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính lớn.
- Do xây dựng CSDL thường không đồng bộ và liên tục nên việc xin duyệt kinh phí thường rất mất thời gian,
59
4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
- Để bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính của địa phương; Sở Tài nguyên và Môi trường cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là kỹ năng, nghiệp vụ về công nghệ thông tin, chuyển giao ứng dụng các công nghệ khoa học tiên tiến vào công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường của địa phương từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, đặc biệt là đối với cấp huyện và cấp xã.
- Việc thực hiện công tác xây dựng CSDL địa chính phải bảo đảm tuân thủ chặt chẽ các quy định về quy trình thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chất lượng tài liệu sử dụng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phải đảm bảo mức độ đầy đủ thông tin, có thời gian lập gần nhất và có giá trị pháp lý cao nhất.
- Cơ sở dữ liệu địa chính được quản lý, vận hành, khai thác sử dụng bằng phương tiện điện tử, trên hệ thống mạng kết nối từ cấp tỉnh đến cấp xã; do đó cần phải đặc biệt chú ý thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, dữ liệu.
- Yêu cầu chủ sử dụng đất đăng ký kê khai, cung cấp đầy đủ, đúng các giấy tờ, tài liệu, thông tin liên quan đến đất đai thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình đang quản lý, sử dụng, các thông tin cá nhân hoặc của hộ gia đình (của người sử dụng đất) cho đơn vị tư vấn thực hiện CSDLĐC.
- Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện phối hợp với sở tài nguyên môi trường chỉ đạo đôn đốc đơn vị tư vấn thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
- Chỉ đạo cơ sở: Các trưởng xóm, cán bộ địa chính xã phối hợp cùng cơ quan chuyên môn cấp huyện và đơn vị tư vấn thực hiện tổ chức tuyên truyền phổ biến CSDLĐC trên địa bàn xã nhằm nâng cao nhận thức của người dùng về tầm quan trọng của CSDLĐC và loại bỏ dần tư duy quản lý, xử lý công việc thủ công trên giấy.
60
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Thông qua thực hiện nghiên cứu đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đã đi đến những kết luận sau:
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đất đai biến động thường xuyên và ngày càng đa dạng hóa mục đích sử dụng, vì vậy việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý đất đai của xã là hết sức cần thiết.
- Công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã thu được một số kết quả , các thông tin đất đai của xã được thể hiện rõ ràng, chi tiết. Điển hình theo thống kê năm 2019, đất nông nghiệp chiếm 94.5%; Đất phi nông nghiệp chiếm 5.5%; Đất chưa sử dụng chiếm 0% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
Trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại Xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đề tài đã trình bày rõ quy trình thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
Đề tài đã phân tích được những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Hoàng Nông, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
5.2. Kiến nghị
- Ủy ban nhân dân các cấp địa phương cần chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư thiết bị vật chất, đảm bảo việc khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý đất đai
- Các sở, ban ngành cần cập nhật cơ sở dữ liệu mới và hiện đại hơn để thuận tiện cho việc lưu trữ, chỉnh lý biến động,…
- Đề nghị nâng cấp phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu để tránh tình trạng gặp lỗi khó khắc phục trong quá trình làm việc.
61
- Mở các lớp tập huấn, nâng cao trình độ về xây dựng cơ sở dữ liệu cho các cán bộ địa chính cấp cơ sở.
- Vì xây dựng CSDLĐC là vấn đề cấp thiết hiện nay của ngành TN&MT, nên Bộ-TN&MT cần hỗ trợ thêm kinh phí cho các Sở, các Phòng TN&MT của các tỉnh, để sớm hoàn thành và đưa CSDLĐC vào sử dụng phổ biến trong công tác quản lý đất đai.
62
TÀI LI ỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/4/2017 quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý h ồ sơ địa chính.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường , Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
4. Cục Công nghệ thông tin (2009), Tài liệu hướng dẫn sử dụng phân hệ đăng ký cấp giấy và chỉnh lý biến động đất đai, HàN ội. Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Doãn Ngọc Chiến (2015), "Bốn cái được khi xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và mô hình quản lý đất đai hiện đại", Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, 208 (2), tr. 62 - 63.
6. Đỗ Đức Đôi (2011), Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu thực trạng và giải pháp,Tổng cục Quản lý đất đai.
7. Phạm Văn Cường (2012), Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đa chức năng phục vụ quản lý đất đai và b t động sản tại khu vực phường Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên .
8. Phạm Thị Mai Phương(2014), Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên .
9.Quốc hội (2013), Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013.
10.Tổng Cục Quản lýđất đai (29/11/2011), Công văn số 1159/TCQLĐĐ- CĐKTK gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các ỉtnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
11. Tạ Quốc Vinh(2016), Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên .
63
12. Vũ Văn Trọng (2006), Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ, Đại học Nông