Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã hoàng nông, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 40)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, Kinh tế Xã hội xã Hoàng Nông, huyện

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Hoàng Nông là một xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện khoảng 10 km, có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị sau:

- Phía Bắc giáp với xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ.

- Phía Đông giáp với xã Khôi Kỳ, xã Tiên Hội, huyện Đại Từ.

- Phía Tây bắc giáp với xã La Bằng huyện Đại Từ.

- Phía Nam giáp xã Mỹ Yên huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Tuyên Quang..

Hình 4.1. Bản đồ huyện Đại Từ Từ

Xã Hoàng Nông có tổng diện tích tự nhiên là: 2.753,57 ha, dân số tính đến tháng 10 năm 2020 là 5.265 gồm 1560 nhân khẩu, được phân bố thành 14 xóm, chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 70%.

27

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Xã Hoàng Nông có địa hình tương đối phức tạp, đồi núi dốc lớn, nơi có độ cao cao nhất là 1592m so với mực nước biển, địa hình dốc dần từ Nam xuống Bắc, xen kẽ giữa núi, đồi là những dải ruộng nhỏ hẹp và vùng đồng bằng. Với địa hình đa dạng người dân tại đây đã biết trồng nhiều loại cây đa dạng, trên địa bàn xã các khu dân cư hầu như tồn tại từ lâu với tính chất tiện canh,, tiện cư và có nhiều đồi núi dốc gây khó khăn cho việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu tại xã Hoàng Nông mang tính chất đặc thù của nhiệt đới gió mùa. Là một xã miền núi, chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên khí hậu ảnh hưởng tới quá trình canh tác của người dân.

- Mùa đông thời tiết lạnh( hanh, khô) có nhiều đợt gió mùa đông bắc thường cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít xuất hiện vào mùa đông do đó lượng nước tưới cho cây trồng vụ đông bị thiếu. Mùa đông thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Mùa hè thời tiết nóng nực, nhiệt độ cao, thường mưa nhiều vào tháng 6,7,8 chiếm phần lớn lượng mưa cả năm(70%), mưa xuất hiện nhiều gây ngập úng 1 số khu vực trong xã, gây khó khăn và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nông dân, mùa này có gió đông nam thịnh hành. Thời gian mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.

+ Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22,80C, tổng tích ôn dao động từ 7000 đến 80000C.

+ Lượng mưa trung bình trong năm từ 1700 đến 2210 mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 6,7, 8, trên 2000 mm và thấp nhất vào tháng 1, khoảng 1212 mm.

+ Độ ẩm trung bình cả năm là 85%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8; Độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, 12 hàng năm.

28

- Hệ thống thủy văn chủ yếu tại xã Hoàng Nông là suối Cái, có lưu lượng nước và tốc độ chảy trung bình bên cạnh đó còn có nhiều ao, hồ, đập chắn giữ nước nằm rải rác ở nhiều khu vực trong địa bàn xã. Đây là những nguồn dự trữ nước chính trong xã phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như nhu cầu trong quá trình sản xuất. Tại đây người dân sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ giếng khơi, nước từ trên khe suối chảy xuống và nước mưa nên đã phần nào đảm bảo vệ sinh.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất

- Tổng diện tích đất tự nhiên tại xã theo địa giới hành chính là 2.753,57 ha. Trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp 2602.03 ha, tổng diện tích đất phi nông nghiệp 151.49 ha và tổng diện tích đất chưa sử dụng là 0.05 ha. Cấu tạo đất trên địa bàn xã chủ yếu là đất pha cát và đất đỏ đan xen theo từng khu vực. Đất chưa có hiện tượng lún, sụt hoặc động đất xảy ra.

Tài nguyên nước

- Nguồn nước của xã Hoàng Nông chủ yếu từ suối Cái bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy qua địa bàn xã, đáp ứng được cho yêu cầu của người dân trong sản xuất và sinh hoạt.

Tài nguyên rừng

Trên địa bàn xã tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng hiện tại là 1.875.00 ha, chiếm 68.09% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất rừng đặc dụng.

Tài nguyên nhân văn

Hoàng Nông cũng như các xã khác trong huyện Đại Từ có nhiều dân tộc anh em chung sống (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán chí, Hoa…) với một nền văn hóa lâu đời. Tuy có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có phong tục tập quán riêng nhưng người dân vẫn luôn hòa thuận giúp đỡ và học

29

hỏi kinh nghiệm của nhau cả trong đời sống cũng như trong quá trình sản xuất. Từ đó tạo cho xã Hoàng Nông một nền văn hóa đa dạng về bản sắc.

Thực trạng môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cảng quan, môi trường trong sạch, không khí trong lành không có khói bụi của các nhà máy xí nghiệp, do vậy không có nguồn gây ô nhiễm môi trường. Nhìn tổng thể, Hoàng Nông có một vị trí và địa hình tạo cho xã một nét khá riêng biệt so với các xã khác trong huyện với những đồi chè xanh mướt,...

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã hoàng nông, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 40)