Bước 3: Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã hoàng nông, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 56)

4.3.1 .Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Hoàng Nông

4.3.1.3. Bước 3: Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu

Trên thực tế qua khảo sát và thu thập thông tin ban đầu từ Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đại từ, cán bộ địa chính xã Hoàng Nông. Đối soát các thửa đất trên bản đồ địa chính để xây dựng dữ liệu không gian so với hồ sơ đăng ký và bản lưu GCN tại xã. Các thửa đất trên địa bàn xã được phân loại như sau:

41

+ Thửa đất loại A: Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận chưa có tài sản gắn liền với đất;

+ Thửa đất loại B: Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có tài sản gắn liền với đất;

+ Thửa đất loại C: Bao gồm nhiều thửa đất nông nghiệp được cấp chung cùng một Giấy chứng nhận;

+ Thửa đất loại D: Căn hộ, văn phòng, cơ sở dịch vụ - thương mại trong nhà chung cư, nhà hỗn hợp đã được cấp Giấy chứng nhận ;

+Thửa đất loại E: Thửa đất mà người dân đã sử dụng từ lâu nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận hoặc đang xảy ra tranh chấp không được cấp Giấy chứng nhận .

- Phân tích, đánh giá tài liệu sử dụng:

+ Hệ thống sổ sách đang quản lý trên địa bàn xã Hoàng Nông chủ yếu quản lý dưới dạng giấy các thông tin chủ yếu được hình thành từ năm 1996 đến nay qua các dự án đo đạc, cấp GCN. Về cơ bản công tác cấp đổi, cấp mới GCN, đăng ký biến động đã được cập nhật vào sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động.Tuy nhiên việc cập nhật chưa liên tục, triệt để, mặt khác các loại sổ sách này mới ở dạng dữ liệu giấy

+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính là bản đồ địa chính, thông tin bản đồ được cập nhật chỉnh lý biến động chủ yếu từ giai đoạn chuyển về văn phòng 1 cấp đến nay và đã có dữ liệu thuộc tính dạng số. Tài liệu chủ yếu để xây dựng dữ liệu thuộc tính là bản lưu GCN và sổ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo như sổ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân.

+Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng sổ địa chính và bản lưu GCN. Trường hợp sổ địa chính không đầy đủ thông tin, không được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên; bản lưu GCN không có đầy đủ thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký cấp GCN lần đầu, cấp đổi GCN đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật.

42

+ Trên cơ sở rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu dữ liệu đã xác định được:

- Số thửa trên bản đồ:15.151 thửa;

- Số thửa đất đã cấp GCN: 9.091 thửa;

- Thửa đất loại A: 3.989 thửa;

- Thửa đất loại C( cấp chung GCN): 5.102 thửa;

- Trong các thửa đất đã được cấp GCN đã bao gồm các thửa đất chưa được cấp đổi: 2.008 thửa;

- Số thửa chưa cấp GCN, không cấp GCN: 6.060 thửa.

- Sổ địa chính : 7 quyển

- Sổ đăng ký biến động: 1 quyển

- Sổ cấp giấy chứng nhận: 1 quyển

- Bản đồ địa chính: 51 quyển

Bảng 4.4. BIỂU THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG THỬA ĐẤT CẦN THỰC HIỆN VÀ BẢN ĐỒ, SỔ BỘ TẠI VPĐK CHI

NHÁNH Số Đơn ithửa ivị itrên ihành ibản ichính iđồ

Xã i i i i

iHoàng i15.1

iNông 51 i

43

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã hoàng nông, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 56)