Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã hoàng nông, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Kế thừa kết quả nghiên cứu, thống kê đã được nghiệm thu về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế, tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Hoàng Nông

- Thu thập dữ liệu, tài liệu phục vụ cho xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã

+Bản đồ quy hoạch sử dụng đất +Bản đồ địa chính

+Bản lưu giấy chứng nhận, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động đã lập

+ Hồ sơ đăng ký biến động đất đai và tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được lập sau khi hoàn thành cấp GCN, lập hồ sơ địa chính

- Tìm hiểu số liệu, tài liệu, các văn bản pháp luật có liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Dựa trên các tài liệu đã có như bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất,…tiến hành điều tra, phân tích các cơ sở dữ liệu địa

chính (liên quan đến cung cấp thông tin địa chính) và điều tra hiện trạng sử dụng đất xem có thay đổi gì không, nếu có cần phải đo đạc lại và vẽ lại bản đồ cho đúng hiện trạng.

- Sử dụng bản đồ giấy trong điều tra thực địa, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung những thông tin biến động trên bản đồ

25

- Sử dụng phần mềm Vilis để quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính.

3.4.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

- Thiết kế, xây dựng Bảng thông tin dữ liệu thuộc tính địa chính để chuyển nhập dữ liệu thuộc tính địa chính vào CSDL.

- Bảng thông tin dữ liệu thuộc tính địa chính được xây dựng trên phầm mềm tin học văn phòng Excel, lưu trữ ở khuôn dạng file *.xls. Các thông tin thuộc tính trong bảng được xây dựng tương ứng với danh mục các thông tin thuộc tính cần thiết được nhập vào CSDL(Thông tin xây dựng, cập nhật trong Bảng được thống kê, tổng hợp từ các tài liệu hồ sơ địa chính; bản lưu Giấy chứng nhận …)

- Dùng các chức năng của phần mềm vilis để nhập dữ liệu

- Phần mềm Vilis Có các chức năng tra cứu các dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính; xây dựng hồ sơ địa chính, sổ địa chính, hồ sơ cấp giấy chứng nhận, hồ sơ chỉnh lý đăng ký biến động đất đai,…

26

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Hoàng Nông là một xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện khoảng 10 km, có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị sau:

- Phía Bắc giáp với xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ.

- Phía Đông giáp với xã Khôi Kỳ, xã Tiên Hội, huyện Đại Từ.

- Phía Tây bắc giáp với xã La Bằng huyện Đại Từ.

- Phía Nam giáp xã Mỹ Yên huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Tuyên Quang..

Hình 4.1. Bản đồ huyện Đại Từ

Xã Hoàng Nông có tổng diện tích tự nhiên là: 2.753,57 ha, dân số tính đến tháng 10 năm 2020 là 5.265 gồm 1560 nhân khẩu, được phân bố thành 14 xóm, chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 70%.

27

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Xã Hoàng Nông có địa hình tương đối phức tạp, đồi núi dốc lớn, nơi có độ cao cao nhất là 1592m so với mực nước biển, địa hình dốc dần từ Nam xuống Bắc, xen kẽ giữa núi, đồi là những dải ruộng nhỏ hẹp và vùng đồng bằng. Với địa hình đa dạng người dân tại đây đã biết trồng nhiều loại cây đa dạng, trên địa bàn xã các khu dân cư hầu như tồn tại từ lâu với tính chất tiện canh,, tiện cư và có nhiều đồi núi dốc gây khó khăn cho việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu tại xã Hoàng Nông mang tính chất đặc thù của nhiệt đới gió mùa. Là một xã miền núi, chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên khí hậu ảnh hưởng tới quá trình canh tác của người dân.

- Mùa đông thời tiết lạnh( hanh, khô) có nhiều đợt gió mùa đông bắc thường cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít xuất hiện vào mùa đông do đó lượng nước tưới cho cây trồng vụ đông bị thiếu. Mùa đông thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Mùa hè thời tiết nóng nực, nhiệt độ cao, thường mưa nhiều vào tháng 6,7,8 chiếm phần lớn lượng mưa cả năm(70%), mưa xuất hiện nhiều gây ngập úng 1 số khu vực trong xã, gây khó khăn và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nông dân, mùa này có gió đông nam thịnh hành. Thời gian mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.

+ Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22,80C, tổng tích ôn dao động từ 7000 đến 80000C.

+ Lượng mưa trung bình trong năm từ 1700 đến 2210 mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 6,7, 8, trên 2000 mm và thấp nhất vào tháng 1, khoảng 1212 mm.

+ Độ ẩm trung bình cả năm là 85%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8; Độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, 12 hàng năm.

28

- Hệ thống thủy văn chủ yếu tại xã Hoàng Nông là suối Cái, có lưu lượng nước và tốc độ chảy trung bình bên cạnh đó còn có nhiều ao, hồ, đập chắn giữ nước nằm rải rác ở nhiều khu vực trong địa bàn xã. Đây là những nguồn dự trữ nước chính trong xã phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như nhu cầu trong quá trình sản xuất. Tại đây người dân sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ giếng khơi, nước từ trên khe suối chảy xuống và nước mưa nên đã phần nào đảm bảo vệ sinh.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất

- Tổng diện tích đất tự nhiên tại xã theo địa giới hành chính là 2.753,57 ha. Trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp 2602.03 ha, tổng diện tích đất phi nông nghiệp 151.49 ha và tổng diện tích đất chưa sử dụng là 0.05 ha. Cấu tạo đất trên địa bàn xã chủ yếu là đất pha cát và đất đỏ đan xen theo từng khu vực. Đất chưa có hiện tượng lún, sụt hoặc động đất xảy ra.

Tài nguyên nước

- Nguồn nước của xã Hoàng Nông chủ yếu từ suối Cái bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy qua địa bàn xã, đáp ứng được cho yêu cầu của người dân trong sản xuất và sinh hoạt.

Tài nguyên rừng

Trên địa bàn xã tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng hiện tại là 1.875.00 ha, chiếm 68.09% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất rừng đặc dụng.

Tài nguyên nhân văn

Hoàng Nông cũng như các xã khác trong huyện Đại Từ có nhiều dân tộc anh em chung sống (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán chí, Hoa…) với một nền văn hóa lâu đời. Tuy có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có phong tục tập quán riêng nhưng người dân vẫn luôn hòa thuận giúp đỡ và học

29

hỏi kinh nghiệm của nhau cả trong đời sống cũng như trong quá trình sản xuất. Từ đó tạo cho xã Hoàng Nông một nền văn hóa đa dạng về bản sắc.

Thực trạng môi trường

Cảng quan, môi trường trong sạch, không khí trong lành không có khói bụi của các nhà máy xí nghiệp, do vậy không có nguồn gây ô nhiễm môi trường. Nhìn tổng thể, Hoàng Nông có một vị trí và địa hình tạo cho xã một nét khá riêng biệt so với các xã khác trong huyện với những đồi chè xanh mướt,...

4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã h ội

4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

a. Tổng quát về tình hình phát triển kinh tế

Hoàng Nông là xã thuần nông nền sản xuất chính là nông nghiệp Năm 2020, là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và là năm đánh giá tổng kết 5 năm thực hiện phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020, xã Hoàng Nông cơ bản có những thuận lợi đó là được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đại Từ. Tình hình kinh tế phát triển, đời sống nhân dân trong xã được cải thiện, nhân dân các dân tộc trong xã đoàn kết,chấp hành tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, cũng như các quy định của địa phương.

b. Thực trạng phát triển các ngành sản xuất + Ngành nông nghiệp

Đây là ngành sản xuất chính từ lâu đời, công việc trong ngành nông nghiệp vừa đảm bảo đời sống cho nhân dân vừa là nguồn thu chính của ngân sách địa phương. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện về cả trồng trọt, chăn nuôi.

30

+ Ngành trồng trọt:

Theo kế hoạch của huyện và Nghị quyết đã ban hành của xã tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đặt ra chỉ tiêu 1.527 tấn nhưng thực tế đã đạt 1.537/1.527 tấn, đạt 100,65% kế hoạch đề ra. Trong đó:

+ Cây lúa: Tổng diện tích đưa vào sản xuất 264,4 ha, đạt 100% kế hoạch; Năng suất đạt 57 tạ/ha, sản lượng thu được 1.507,1 tấn, đạt 101,5% so với kế hoạch giao.

+ Cây ngô: Tổng diện tích cả năm 7 ha, năng xuất 42 tạ/ ha, sản lượng 29,4 tấn, đạt 70% kế hoạch giao.

+ Cây mầu: Tổng diện tích cây màu đưa vào sử dụng cả năm 118 ha, đạt 100% kế hoạch, trong đó: Diện tích trồng Lạc 1/2 ha, đạt 50% kế hoạch, năng suất đạt 18 tạ/ha, sản lượng thu được 1,8 tấn; diện tích trồng cây Sắn 5 ha, đạt 100% kế hoạch, năng suất đạt 175 tạ/ ha, sản lượng thu được 87,5 tấn; Rau màu khác diện tích sử dụng 112/105 ha, đạt 106,6% kế hoạch, năng suất đạt 130 tạ/ha, sản lượng thu được 1.456 tấn.

+ Cây ăn quả: Tổng diện tích 46,38 ha, trong đó: Diện tích cây Bưởi 24,8 ha, diện tích Bưởi kinh doanh 15 ha, năng suất đạt 194 tạ/ha, sản lượng 291 tấn; Bưởi kiến thiết 9,8 ha; cây vải 1,2 ha; Cam 3,1 ha; Nhãn 1,5 ha; cây ăn quả khác 15,78 ha.

+ Cây chè: Diện tích trồng chè trên địa bàn xã Hoàng Nông hiện nay là 432,85 ha, bao gồm: Diện tích chè kinh doanh 412,46 ha, chè kiến thiết cơ bản 20,39 ha. Năng suất 120 tạ/ha, sản lượng 4.949,5 tấn, đạt 137,5% kế hoạch, đạt 103,1 so Nghị quyết HĐND xã.Diện tích chè. thâm canh và cải tạo 150 ha, đạt 100% kế hoạch. Diện tích trồng mới, trồng thay thế được 10,9/10 ha, đạt 109% kế hoạch.

+ Ngành chăn nuôi:

Giữ ổn định đàn gia súc, gia cầm, trong năm không có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra, trong đó: Đàn trâu74/120 con, đạt 61,6% kế hoạch huyện, đạt 61,6% so Nghị quyết HĐND xã; đàn Bò 15/15 con, đạt 100% kế

31

hoạch; đàn Lợn 440/400 con, đạt 110% kế hoạch; đàn gia cầm 45.000/45.000 con, đạt 100% kế hoạch; đàn Dê 130 con; đàn Chó 1. 020 con.

+ Ngành thủy sản:

Tập trung chỉ đạo khai thác diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã, gồm 5 hồ và các ao chăn thả của các hộ với diện tích 12,5 ha,sản lượng cá thịt 15 tấn, đạt 100% kế hoạch.

+ Ngành lâm nghiệp:

Diện tích 1.875,00 ha rừng chiếm 68.09 % tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Hầu hết là rừng đặc dụng với tổng diện tích là 1830,51 ha chiếm 66,48% tổng diện tích tự nhiên toàn xã còn lại là diện tích rừng sản xuất với diện tích là 44,49 ha chiếm 1,61% diện tích tự nhiên toàn xã.

Nhận thấy tầm quan trọng của rừng, xã Hoàng Nông hàng năm luôn triển khai thực hiện công tác quản lý và bảo vệ rừng một cách nghiêm túc. Để thực hiện tốt hơn trong quá trình quản lý, bảo vệ rừng, xã luôn kết hợp với hạt kiểm lâm huyện Đại Từ, trạm kiểm lâm vườn quốc gia Tam Đảo thực hiện tuyên truyền bảo vệ rừng, giúp người dân hiểu rõ hơn về vai trò của rừng, không để xảy ra cháy rừng, các vụ vi phạm pháp luật liên quan đến rừng hàng đều giảm do người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của rừng

+ Ngành kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

- Duy trì các làng nghề, làng nghề chè truyền thống trên địa bàn;

- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ổn định, các mặt hàng như: Chế biến đồ gỗ khoảng 800 m3, gia công cơ khí 3.000 sản phẩm, sản xuất gạch không nung 3,5 triệu viên, chế biến chè 1.000 tấn; vận tải hành khách 1.200 lượt, tạo việc làm cho 111 lao động.

+ Ngành kinh tế dịch vụ và thương mại

- Được duy trì ổn định, thị trường hàng hóa đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Nhân dân.Hoạt động chợ xã được duy trì, đảm bảo lưu thông hàng hóa, các dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ thuận tiện mua bán cho người tiêu dùng.

32

a. Thực trạng phát triển dân số

Tổng số dân trong xã tính đến thời điểm điều tra là 5265 nhân khẩu với 1560 hộ sống trên 14 xóm. Người dân tại xã chủ yếu làm nông nghiệp thu nhập ở mức ổn định.

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư

Trên địa bàn toàn xã đã có mạng lưới điện quốc gia phục vụ vào sinh hoạt, sản xuất, số hộ sử dụng điện 100%. Tuy nhiên trên địa bàn xã chưa có nhà máy lọc nước sạch, số liệu trên được tính từ các hộ có giếng khoan bể lọc đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Hệ thống mạng Internet không ngừng phát triển, người dân hầu hết đều biết sử dụng, thuận tiện liên lạc với nhau, giúp hoàn thiện nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Tỷ lệ số hộ dân cư có xe máy, tivi, điện thoại,… ngày càng cao.

Trong các khu dân cư, tỷ lệ nhà bán kiên ốc và nhà tạm đã được thay thế bằng nhà xây kiên cố, khang trang. Bên cạnh đó, mạng lưới chiếu sáng còn chưa có cần xây dựng và lắp đặt để đảm bảo giao thông cũng như sinh hoạt của người dân

Bảng 4.1: Thống kê số liệu về số hộ gia đình thường trú, nhân khẩu thường trú của xóm trên địa bàn xã Hoàng Nông

TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

33

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

- Hệ thống giao thông:

Hệ thống giao thông của xã chưa phát triển so với các xã khác trong huyện, một số tuyến liên thôn, mặt đường còn nhiều chỗ hẹp, gồ ghề đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa lầy lội, ảnh hưởng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân. Do đó xã cần mở rộng, nâng cấp các tuyến giao thông liên thôn xóm theo tiêu chuẩn đã quy định của Nhà nước trong thời gian tới.

- Thủy lợi

Hoàng Nông là một trong những xã có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, nguồn nước cấp thuận lợi, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trong xã.

- Thông tin liên lạc

Trên địa bàn xã, hệ thống thông tin ngày càng phát triển đáp ứng hầu hết nhu cầu liên lạc của người dân, dễ dàng giao lưu với các vùng lân cận của người dân.

- Giáo dục đào tạo:

Hoàn thành chương trình năm học 2019 – 2020. Tổng số học sinh của cả 3 trường 1.121 học sinh. Khối trường mầm non và tiểu học tỷ lệ lên lớp đạt 100% đối với các cháu ở độ tuổi vào lớp 1; 99,6% đối với trường tiểu học. Trường THCS tỷ lệ lên lớp 99,7%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS 72/72 đạt

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã hoàng nông, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w