Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở các xã, HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 88 - 90)

nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới

- Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện chương trình theo các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Công tác chỉ đạo triển khai phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện trên địa bàn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM, phải làm cho người dân hiểu và nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới, phát huy tối đa yếu tố nội lực, tự giác chủ động tham gia, sáng tạo trong tổ chức thực hiện; lấy phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ” làm mục tiêu định hướng cho các nội dung tuyên truyền vận động. Đẩy mạnh tuyên truyền là để người dân nhận thức rằng, phong trào không chỉ dừng lại ở việc xây dựng cho đạt danh hiệu nông thôn mới mà phải chung tay, góp sức để xây dựng nông thôn mới phát triển lên tầm cao mới, với những mục tiêu và biện pháp cao hơn.

- Thường xuyên đổi mới công tác tuyên truyền, đa dạng hóa bằng nhiều hình thức như: thông qua hội nghị, tập huấn, hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở, Trang thông tin điện tử huyện; lồng ghép chương trình nông thôn mới trong kế hoạch công tác chuyên môn của Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, chương trình, kế hoạch công tác của MTTQ và các đoàn thể, tuyên truyền trên băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, đĩa,… Đồng thời thường xuyên phối hợp với Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền chương trình “Chung sức xây dựng nông thôn mới”.

- Nội dung tuyên truyền tập trung vào: Các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về NNNDNT; nguyên tắc và các bước tiến hành, vai trò chủ thể của người dân; vai trò giám sát cộng đồng; công khai, dân chủ, minh bạch các khoản đóng góp trong XD NTM. Vận động thuyết phục nhân dân đóng góp; đẩy mạnh phong trào đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, chăm lo công tác an sinh xã hội, uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái, phát huy dân chủ, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc... Khen thưởng,

động viên kịp thời đối với tập thể, cá nhân và các hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở các xã, HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)