Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn chỉđạo xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở các xã, HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 43 - 46)

dụng

Từ thực tiễn chỉ đạo xây dựng NTM trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa) có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có thể tham khảo và vận dụng trên địa bàn, đó là:

Thứ nhất: Để xây dựng NTM, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên

tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. BCĐ xây dựng NTM phải xây dựng chương trình và quy chế làm việc, phải phân công mỗi cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể; tăng cường kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thúc đẩy thực hiện chương trình. BCĐ phải thường xuyên kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể.

Thứ hai: Tiến hành xây dựng NTM, trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM... để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và người dân hiểu rõ. Phải xác định đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn, không phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cư làm chủ; huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựng NTM mới thành công và bền vững. Để xóa bỏ tư tưởng trông chờ Nhà nước, cần có sự phân công đăng ký nhiệm vụ đối với từng tổ chức, từng nghành, tăng cường kiểm tra đôn đốc, đánh giá phân loại vào thi đua khen thưởng.

Thứ ba: Xây dựng NTM cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo,

phù hợp với điều kiện và đặc điểm của mỗi xã, tránh rập khuôn, máy móc. Thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của trên, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo, Ban quản lý từ xã đến thôn. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên, phân cấp, quản lý, cụ thể, rõ ràng, không để tình trạng né tránh, tập trung lãnh đạo, không nóng vội, càng không để mất cơ hội.

Thứ tư: Xây dựng NTM phải dựa theo Bộ tiêu chí Quốc gia để định

hướng hành động, mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân để lựa chọn nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau, mức độ đến đâu cho phù hợp. Phải tạo điều kiện để mỗi địa phương tự chủ trong xác định nhu cầu thiết thực và việc phân bổ nguồn lực cũng tập trung ưu tiên hơn cho các nhu cầu thiết thực này.

Thứ năm: Phát huy tốt quy chế dân chủ công khai; minh bạch, thực

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở khái quát một số khái niệm cơ bản về nông thôn, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới, quản lý, QLNN về xây dựng NTM… Chương 1 đã đề cập được những nội dung cơ bản về cơ sở khoa học về xây dựng NTM như: Sự cần thiết, quan điểm, mục tiêu, đặc trưng, nguyên tắc, nội dung về xây dựng nông thôn mới; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, qua kinh nghiệm về xây dựng NTM của một số huyện, tác giả rút ra những kinh nghiệm về xây dựng NTM cho các xã, huyện Bố Trạch. Cơ sở khoa học này, làm nền tảng cho đánh giá thực trạng xây dựng NTM ở Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC XÃ, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở các xã, HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)