Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở các xã, HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 48 - 50)

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

- Tính đến cuối năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,95%/năm (Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp, thủy sản: 29,6%; Công nghiệp – xây dựng: 23,5%; Dịch vụ: 46,9%).

- Các loại hình dịch vụ tiếp tục được đầu tư và phát triển khá nhanh. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 39,4% năm 2011 lên 46,9% vào năm 2016. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng bình quân 18%, kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 14,6 triệu USD, năm cao nhất đạt 25 triệu USD. Du lịch từng bước khẳng định là ngành kinh tế chiến lược, số lượng khách du lịch trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 36,2 ngàn lượt. Các lĩnh vực dịch vụ khác như vận tải, bưu chính, viễn thông…phát triển mạnh.

- Sản xuất CN - TTCN và ngành nghề nông thôn tốc độ tăng trưởng khá. Các ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ được chú trọng phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Hiện nay, toàn huyện có 14 làng nghề, trên 4.000 cơ sở sản xuất, ổn định thường xuyên trên 5.000 lao động; giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn bình quân hàng năm đạt trên 500 tỷ đồng. Bao gồm nhiều loại mặt hàng chất lượng tốt như nón lá, mây tre đan, mộc mỹ nghệ, nước mắm, rượu, hải sản..

- Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 52.600 tấn/năm; Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bình quân hàng năm đạt 20.690 ngàn tấn.

- Thu ngân sách trên địa bàn huyện trong năm 2016 là 200 tỷ đồng/KH 180 tỷ đồng, đạt 111%; Tổng chi ngân sách thực hiện 876,6 tỷ đồng; thu nhập bình quân theo đầu người năm 2011 là 16,6 triệu đồng/người, đến cuối năm 2016 đạt 31 triệu đồng/người.

2.1.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội

- Văn hóa - xã hội có bước phát triển mạnh. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường, mạng lưới trường lớp được củng cố. Đội ngũ giáo viên từng bước đáp ứng đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, tỷ lệ giáo viên được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. Xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát huy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn. Tính đến hết năm 2016, có 53 trường đạt chuẩn quốc gia. Huyện đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, chất lượng phổ cập giáo dục được duy trì và giữ vững; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đúng lộ trình đạt 29/30 xã, thị trấn.

- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được chú trọng đầu tư, nhất là kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc khám chữa bệnh. Đến nay có 28 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 34 cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân, với tổng số 360 giường bệnh, trong đó tuyến xã có 158 giường bệnh; 100% trạm y tế có bác sĩ. Đội ngũ cán bộ y tế thôn bản cơ bản đủ số lượng (100% thôn bản có cán bộ y tế).

- Nguồn nhân lực của huyện có chuyển biến cả về chất và lượng. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ huyện đến cơ sở có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; số lượng cán bộ, công chức, viên chức có trình độ sau đại học tăng nhanh, từ 36 người vào năm 2011 lên 91 người vào năm 2016, trong đó có 02 tiến sĩ và 02 chuyên khoa cấp II. Cơ cấu nhân lực đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp.

- Công tác ĐTN, giải quyết việc làm có bước tiến đáng kể, Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề huyện từng bước được hoàn thiện và hoạt động bước đầu có hiệu quả. Việc ĐTN cho LĐNT được quan tâm chỉ đạo, tạo thuận lợi

cho nhiều lao động nông thôn học nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập. Tỷ lệ người lao động qua đào tạo đạt 47%/KH 47%, trong đó tỷ lệ qua ĐTN đạt 41,1%/KH 41%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở các xã, HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)