Qua 5 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Bình và một số địa phương khác trong cả nước đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Ở các địa phương này, hoạt động XD NTM, đặc biệt là QLNN đối với xây dựng NTM đã rút ra được những bài học kinh nghiệm nhất định mà huyện Bố Trạch có thể tham khảo, học tập để vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện của mình.
- Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng NTM ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Năm 2015, Chương trình xây dựng NTM của huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã có 15 xã, thị trấn (71% tổng số xã, thị trấn trên địa bàn huyện) được công nhận đạt chuẩn NTM; diện mạo NTM của huyện ngày càng thay đổi rõ rệt; kinh tế - xã hội phát triển khá toàn diện; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường. Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân nhận thức đầy đủ về Chương trình xây dựng NTM. Cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo một cách năng động, sáng tạo nên đã khơi dậy và phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong xây dựng NTM. Để đạt được những kết quả trên, Huyện Trực Ninh đã thực hiện tốt những giải pháp cụ thể sau:
Triển khai hiệu quả các giải pháp về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; nâng cao chất lượng GD và ĐT; tái cơ cấu và xây dựng các nhà máy cung cấp nước sạch sinh hoạt; tăng cường các biện pháp thu gom, xử lý rác thải, nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường… Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết tốt khiếu nại tố cáo, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tích cực huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; tăng cường học tập nhân rộng các mô hình hay, các điển hình tiên tiến; khen thưởng, biểu dương kịp thời những đơn vị, tập thể, cá nhân làm tốt.
Bên cạnh đó, UBND huyện Trực Ninh đã xác định lộ trình xây dựng NTM phù hợp với từng địa phương, lựa chọn những cán bộ có kinh nghiệm của các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ địa phương rà soát, đánh giá, phân loại theo mức độ thuận lợi, khó khăn trong thực hiện các tiêu chí để có giải pháp thực hiện cụ thể với từng xã. Tăng cường công tác tuyên truyền, tiếp tục nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của cộng đồng trong xây dựng NTM.
Đến năm 2017, 21/21 xã, thị trấn của huyện Trực Ninh được công nhận đạt chuẩn NTM; huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt, kinh tế nông thôn phát triển khá; các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục phát triển toàn diện; an ninh xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện tốt, hệ thống chính trị được củng cố kiện toàn; trình độ sản xuất và đời sống của nông dân được nâng cao, các hoạt động văn hóa truyền thống được khôi phục và phát huy…
- Kinh nghiệm chỉ đạo XD NTM ở huyện Yên Định, Thanh Hóa
Đến năm 2015, Yên Định đã có 24/27 xã đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân đầu người đạt 35,26 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,92%. Huyện phấn đấu đến hết năm 2016, 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn NTM.
Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào công cuộc xây dựng NTM, Yên Định xác định: Đây là chương trình khó, gắn liền với cuộc sống của người dân. Nếu thực hiện tốt thì bộ mặt NT sẽ có nhiều thay đổi, tạo bước chuyển mình rõ nét. Đầu năm 2011, trung bình toàn huyện mới đạt 9,1 tiêu chí/đơn vị. Trên cơ sở rà soát thực trạng của từng xã, đồng thời thực hiện các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của TW và của tỉnh, huyện đã thành lập BCĐ XDNTM từ huyện đến cơ sở. Ban hành nhiều cơ chế, chính sách để kích cầu cho các xã phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất; tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi gắn với thực hiện kịp thời cơ chế, chính sách hỗ trợ các mô hình kinh tế mới hiệu quả cao; từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích...Đây cũng là thế mạnh giúp nhiều xã trên địa bàn huyện sớm hoàn thành các tiêu chí XD NTM.
Việc xây dựng các mô hình dân vận khéo gắn với thực hiện 19 tiêu chí NTM đã góp phần nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của hệ thống
trò chủ thể của mình trong công cuộc xây dựng NTM để từ đó khai thác được nhiều nguồn lực trong nhân dân và các chương trình, dự án. Trong 5 năm bắt tay vào xây dựng NTM, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện đạt 4.100 tỷ đồng (trong đó 65% vốn do nhân dân đóng góp), từ nguồn vốn đó đã sử dụng hiệu quả vào đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất. Kinh tế phát triển, đường làng ngõ xóm khang trang, sạch sẽ; hệ thống kênh mương nội đồng được mở rộng và nâng cấp; nhà văn hóa, công sở, trạm y tế xã, nhà văn hóa thôn, trường học được xây dựng mới và nâng cấp khang trang, tạo diện mạo mới cho nông thôn.
Với những kết quả đạt được, ngày 5/4/2016, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Định vinh dự được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn chỉ đạo xây dựng nông thôn mới mà các xã, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có thể tham khảo và vận