Tập trung chỉđạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở các xã, HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 92 - 93)

kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCH TW khóa X đã khẳng định, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong NNNT là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhằm phát triển toàn diện về NNNDNT, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, cần tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn tại huyện Bố Trạch, các cấp chính quyền, các ban, ngành chức năng cần tiếp tục ưu tiên hỗ trợ cho công tác đào tạo đội ngũ khuyến nông, khuyến công ở cơ sở, đào tạo nghề, phát triển nghề mới. Đồng thời củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các làng nghề hiện có như sản

tìm kiếm, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu... Ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và chế biến nông sản, lĩnh vực sản xuất sử dụng công nghệ sạch và thu hút nhiều lao động nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa cận đô thị, nâng cao giá trị, hiệu quả trên đơn vị diện tích; mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất các loại sản phẩm hàng hoá chủ lực, sản xuất rau quả và phát triển chăn nuôi.

Tăng cường hợp tác, liên doanh,liên kết và phối hợp với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh, trên cơ sở pháthuy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, cùng có lợi. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra về chất lượng nguyên liệu (đầu vào) cho sản xuất công nghiệp và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, cây con giống cho sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích và ưu đãi các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm sản hàng hóa; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong huyện đẩy mạnh hợp tác liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Mở rộng liên kết đào tạo nhân lực, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, dạy nghề, chú trọng đào tạo nghề tại chỗ cho lao động nông thôn, một số ngành nghề có lợi thế, phù hợp với địa phương như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, nghề may, điện công nghiệp, sửa chữa, cơ khí nhỏ...nhằm vừa tạo nguồn lao động tại chỗ, vừa đáp ứng nhu cầu về lao động cho các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh

3.3.5. Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở các xã, HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)