Địa hình huyện Bố Trạch tương đối phức tạp, có nhiều con sông nhỏ uốn khúc lớn, lưu vực nhỏ nên việc quy hoạch cho phát triển sản xuất và phát triển hạ tầng cơ sở gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, dịch bệnh nguy hiểm trên cây trồng, vật nuôi diển biến khó lường,do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển tác động đến việc thực hiện các hoạt động kinh tế, nhất là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch
Nhiều xã ven biển nằm trong vùng thường bị các cơn bão tàn phá ảnh hưởng đến thực hiện và duy trì các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, nhà ở dân cư và các cơ sở vật chất văn hóa. Các giá trị văn hóa truyền thống cộng đồng nông thôn chịu nhiều tác động tiêu cực.
Mật độ dân cư huyện Bố Trạch thấp, không đồng đều, tỉ lệ dân số sống ở nông thôn cao, diện tích đất cho lao động nông nghiệp không cao, quá trình chuyển đổi nghành nghề chậm, trình độ, chuyên môn, tay nghề của người lao động chưa đào được đào tạo còn cao, lao động nông thôn ngày càng “già hóa, nữ hóa” và dư thừa nên công tác giải quyết việc làm cho lao động còn gặp nhiều bất cập, an ninh nông thôn còn nhiều tiềm ẩn và diễn biến phức tạp
Hệ thống thu gom và xử lý nước thải ít, nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề cũng không có hệ thống xử lý nước thải chất thải, gây ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ hộ gia đình dùng nước hợp vệ sinh còn thấp.
Kinh tế ở các xã, huyện Bố Trạch từng bước phát triển nhưng còn ở mức thấp, chưa bền vững; nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế, nếp nghĩ, hành động của nguồn nhân lực chưa theo kịp với sự chuyển đổi từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu có thì còn nhiều bở ngỡ. Nguồn lực trong dân còn yếu; không đồng đều giữa vùng Đồng bằng và Miền núi
1.4. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương trong nước và những bài học rút ra cho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình