1. Chủ thể ký kết phải hợp pháp
Chủ thể ký kết của hợp đồng bảo hiểm thường là bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.
Theo BLDS 2015, hợp đồng dân sự có hiệu lực khi chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chủ thể hợp đồng là cá nhân, tổ chức mà theo luật dân sự được pháp luật quy định có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự.
2. Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp
Pháp luật các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều đòi hỏi hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Hợp đồng bảo hiểm có thể thực hiện bởi đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm hay hợp đồng bảo hiểm.
Điều 14, Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam năm 2000 quy định: “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.”
3. Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp
Nội dung hợp đồng bảo hiểm theo Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 bao gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
- Đối tượng bảo hiểm;
- Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
- Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
- Thời hạn bảo hiểm;
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
- Các qui định giải quyết tranh chấp;
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
Ngoài ra hợp đồng bảo hiểm có thể có những nội dung do các bên thỏa thuận. 20
4. Hợp đồng phải ký kết đúng quy tắc pháp luật
Nguyên tắc ký kết hợp đồng: Tự do nhưng không được trái đạo đức, pháp luật; các bên tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, thiện chí, trung thực. (Căn cứ vào điều 3 BLDS năm 2015)