III. Hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
2. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
Chấm dứt hợp đồng là kết thúc việc thực hiện các thỏa thuận mà các bên đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại, bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được nữa. Hợp đồng bảo hiểm được chấm dứt theo các trường hợp được quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 23, 24 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.”
Điều 23 và 24 trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000 thì quy định:
“Điều 23. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
45
1. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;
2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.” “Điều 24. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, hậu quả pháp lý tương ứng với từng trường hợp như sau: Nếu hợp đồng chấm dứt trong trường hợp bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm
46
đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Nếu hợp đồng chấm dứt trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác), thì bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm (không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người). Nếu hợp đồng chấm dứt trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm (không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người). Nếu hợp đồng bảo hiểm chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự thì hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
Như trong phần hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đã đề cập, trong thực tế hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm ít khi xảy ra, vì vậy các hiện tượng chấm dứt hợp đồng thường là:
- Hợp đồng đã hoàn thành, tổn thất bảo hiểm đã xảy ra và doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện đầy đủ cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm bị giải thể, bị phá sản.
- Đối tượng bảo hiểm đã bị tổn thất toàn bộ do sự cố ý không được bảo hiểm và như vậy, rủi ro không còn tồn tại.
Sau khi chấm dứt, hợp đồng bảo hiểm mất đi hiệu lực pháp luật, hai bên đều có nghĩa vụ khôi phục lại trạng thái như trước khi thiết lập hợp đồng.
47
48
CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM