Nguyên tắc tính tiền bồi thường

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC tế đề tài hợp ĐỒNG bảo HIỂM (Trang 89 - 90)

III. Một số vấn đề cần lư uý khi bồi thường

3.Nguyên tắc tính tiền bồi thường

Nguyên tắc tính tiền bồi thường tổn thất chung:

Khi số tiền bảo hiểm lớn hơn hoặc bằng giá trị tài sản tham gia tổn thất chung: thì người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm đủ số tiền giam gia đóng góp tổn thất chung

Khi số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị tài sản tham gia tổn thất chung, thì người bảo hiểm bồi thường tổn thất chung theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị tài sản tham gia tổn thất chung.

Số tiền đóng góp tổn thất chung được xác định theo nguyên tắc phân bổ theo công thức: Ai = B/V. vi (đ, usd)

B: là tổng giá trị tổn thất chung

V: là tổng giá trị phải đóng góp tổn thất chung 76

vi: là số tiền đóng góp của từng quyền lợi

Bồi thường tổn thất riêng: tùy theo từng loại tổn thất mà có cách tính bồi thường khác nhau

Bồi thường tổn thất toàn bộ:

- Nếu là tổn thất toàn bộ thực tế thì người bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm mà ko phải tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm

- Nếu tổn thất toàn bộ ước tính thì người bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm, nếu người nhận được bảo hiểm có gửi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm và được chấp nhận, còn nếu ko có tuyên bố hoặc có tuyên bố nhưng ko được chấp nhận thì người bảo hiểm chỉ bồi thường theo mức độ thực tế tổn thất

- Trường hợp tàu mất tích là tàu biển được bảo hiểm có thời hạn, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu đã nhận đc tin cuối cùng về tàu trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm.

Bồi thường tổn thất bộ phận: khi có tổn thất bộ phận thì người bảo hiểm bồi thường theo mức chênh lệch giữa giá trị thực tế tổn thất và mức khấu trừ. Mức khấu trừ thì tùy theo quy định của từng loại bảo hiểm với từng trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC tế đề tài hợp ĐỒNG bảo HIỂM (Trang 89 - 90)