Nguyên tắc bồi thường

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC tế đề tài hợp ĐỒNG bảo HIỂM (Trang 65 - 67)

I. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng bảo hiểm

2. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm

2.4. Nguyên tắc bồi thường

Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tái chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. Mục đích của nguyên tắc bồi thường là khôi phục lại một phần hoặc toàn bộ tình trạng tài chính như trước khi xảy ra tổn thất cho người được bảo hiểm. Nguyên tắc bồi thường đảm bảo người được bảo hiểm không thể nhận được số tiền chi trả nhiều hơn giá trị tổn thất mà họ gánh chịu. Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm cũng chỉ phát sinh khi có thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra.

52

Nguyên tắc bồi thường chỉ áp dụng cho hai loại bảo hiểm là bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, không áp dụng cho bảo hiểm nhân thọ và các nghiệp vụ bảo hiểm con người.

Một số trường hợp cần lưu ý:

- Theo nguyên tắc này, trong trường hợp người được bảo hiểm được nhận tiền bồi thường từ nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau, có thể từ các công ty bảo hiểm khác nhau hoặc của cùng một công ty bảo hiểm, tổng số tiền bồi thường của tất cả các hợp đồng bảo hiểm sẽ không vượt quá giá trị tổn thất.

- Trường hợp người được bảo hiểm cũng được một bên thứ ba có trách nhiệm chi trả thiệt hại. Ví dụ như nhận tiền bồi thường từ người điều khiển ô tô đã đâm phải mình. Khi đó, tổng số tiền bồi thường của bên thứ ba và công ty bảo hiểm cũng không vượt quá giá trị tổn thất mà người được bảo hiểm phải gánh chịu. Nếu người được bảo hiểm đã nhận tiền bồi thường của công ty bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm bảo lưu và chuyển quyền đòi bồi thường người thứ ba cho công ty bảo hiểm.

2.4.1. Nguyên tắc thế quyền

Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình. Trong bảo hiểm thiệt hại, nguyên tắc bồi thường đã xác định người được bảo hiểm không thể nhận được số tiền bồi thường nhiều hơn giá trị tổn thất mà mình gánh chịu. Ví dụ: Ô tô du lịch 4 chỗ được bảo hiểm đúng giá trị, bị xe tải đâm va gây thiệt hại phải sửa chữa, thay thế như trước lúc xảy ra tai nạn và được công ty bảo hiểm bồi thường với số tiền bảo hiểm 35.000.000 đồng. Lỗi cảnh sát giao thông xác định xe tải 70%, xe con 30%. Ở đây, công ty bảo hiểm đã hoàn thành cam kết của mình với người được bảo hiểm là bồi thường đúng giá trị tổn thất. Sau khi đã nhận đủ tiền bồi thường, người được bảo hiểm phải bảo lưu quyền đòi lại phần trách nhiệm của bên thứ ba (ở ví dụ trên là phía xe tải) cho công ty bảo hiểm.

53

Như vậy, thế quyền đòi bồi hoàn là nguyên tắc mà theo đó: Sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm mà một bên khác (bên thứ 3) phải chịu trách nhiệm về chi phí, tổn thất đó, Công ty bảo hiểm sẽ được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp của người được bảo hiểm để giảm bớt tổn thất. Nguyên tắc thế quyền không áp dụng cho bảo hiểm con người.

2.4.2. Nguyên tắc đóng góp tổn thất

Đây cũng là một nguyên tắc rất quan trọng đòi hỏi công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm phải hiểu đúng và thực hiện; tránh việc người tham gia bảo hiểm trục lợi trong bảo hiểm và công ty bảo hiểm bị thiệt khi phải bồi thường số tiền vượt quá trách nhiệm thực tế mà mình phải gánh chịu theo cam kết.

Nguyên tắc đóng góp quy định: khi một đối tượng được bảo hiểm bởi nhiều công ty bảo hiểm - gặp tổn thất thì các công ty bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ cùng đóng góp bồi thường theo tỷ lệ phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm con người.

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC tế đề tài hợp ĐỒNG bảo HIỂM (Trang 65 - 67)