Giao kết hợp đồng bảo hiểm

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC tế đề tài hợp ĐỒNG bảo HIỂM (Trang 34)

1. Các nguyên tắc giao kết hợp đồng

Do hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự nên khi giao kết hợp đồng, các bên phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm 4 nguyên tắc:

- Nguyên tắc công bằng đôi bên cùng có lợi

- Nguyên tắc bàn bạc thống nhất

- Nguyên tắc tự nguyện

- Nguyên tắc không làm tổn hại lợi ích chung của xã hội

1.1. Nguyên tắc công bằng đôi bên cùng có lợi

Nguyên tắc này đòi hỏi người tham gia và doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập hợp đồng với điều kiện tôn trọng lợi ích của mỗi bên. Các bên được hưởng quyền lợi với điều kiện phải thực những nghĩa vụ nhất định. Nguyên tắc này thể hiện tính song vụ của hợp đồng bảo hiểm.

Ví dụ: Grand Rapids, công ty có trụ sở tại bang Michigan, đã cung cấp thực phẩm cho Amazon từ năm 2016, đến năm 2021 Amazon đưa ra một điều kiện: nếu muốn Amazon ký kết hợp đồng mua lượng hàng tạp hóa trị giá tới 8 tỷ USD trong vòng bảy năm, thì công ty này phải cấp cho Amazon quyền mua 15% cổ phần ở mức giá có thể thấp hơn thị trường. Grand Rapids không muốn bỏ lỡ cơ hội hợp tác với khách hàng lớn nên đã ký hợp đồng với Amazon và chấp nhận điều khoản chứng quyền. Sau khi hợp đồng được ký kết, giá trị cổ phiếu của công ty này gia tăng nhưng Amazon lại là cổ đông lớn thứ 2 nắm trong tay một phần của công ty. Như vậy trong thương vụ này lợi ích hai bên đã có sự không công bằng, vi phạm nguyên tắc công bằng đôi bên cùng có lợi trong giao kết hợp đồng.

1.3. Nguyên tắc bàn bạc thống nhất

21

Đây là nguyên tắc đòi hỏi các bên tham gia phải tỏ rõ ý muốn của mình khi thiết lập hợp đồng và phải đạt được sự thống nhất về ý muốn đó. Bởi vì trong thực tế để đạt được mục đích kinh tế của mình, lợi ích và yêu cầu của các bên trong hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng bảo hiểm nói riêng thường không hoàn toàn thống nhất với nhau. Cho nên, cần phải có sự bàn bạc thống nhất trên tinh thần tự nguyện, thậm chí phải bàn bạc nhiều lần trước khi ký hợp đồng. Có như vậy, mối quan hệ giữa các bên mới đảm bảo lâu dài và hạn chế việc hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn.

Ví dụ: Năm 2015, một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu gạo với khách hàng Dubai. Hình thức thanh toán L/C trả ngay, cảng nhận hàng Jebel Ali. Sau khi nhận được thư thông báo tín dụng được mở của ngân hàng Regnum Bank (đại diện cho người mua) doanh nghiệp Việt Nam vận chuyển 63 container gạo lên tàu, trị giá gần 1 triệu USD. Sau khi hoàn tất bộ chứng từ xuất khẩu doanh nghiệp Việt Nam xuất bộ chứng từ cho ngân hàng của Việt Nam đại diện cho người bán nhờ họ gửi đến ngân hàng Regnum Bank để yêu cầu thanh toán nhưng không nhận được bất kỳ khoản tiền nào chuyển về. Ngân hàng Việt Nam gửi lại yêu cầu thanh toán thì được trả lời rằng ngân hàng không phát hành L/C này cũng như người nhận bộ chứng từ này không phải là người của ngân hàng Regnum. Lúc này phía người mua đã liên hệ hãng tàu yêu cầu giao hàng. Doanh nghiệp Việt Nam đã lập tức liên hệ với Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại UAE để xin trợ giúp. Qua nhiều nỗ lực của các bên, lô hàng cuối cùng được chuyển về Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam phải trả toàn bộ chi phí phát sinh. Như vậy doanh nghiệp Việt Nam đã mắc sai lầm lớn khi ký kết hợp đồng mà chưa có sự bàn bạc kỹ lưỡng, không tiến hành kiểm tra xác minh đối tác cũng như không quy rõ trách nhiệm của bên thứ ba, đơn vị này gần như phủi tay khi vụ việc diễn ra.

1.4. Nguyên tắc tự nguyện

Tự nguyện thiết lập HĐBH có nghĩa là bên này không được dựa vào ưu thế kinh tế của mình hoặc ý muốn riêng của mình để áp đặt cho bên kia, bắt ép bên kia xác lập hợp đồng. Bất cứ cá nhân tổ chức nào khác đều không được can thiệp một cách bất hợp pháp vào việc thiết lập hợp đồng này.

22

Như ví dụ đã nêu ở nguyên tắc thứ nhất có thể thấy Amazon rất chú trọng đến điều khoản sinh lợi từ giá cổ phiếu công ty và biết rằng Grand Rapids khó có thể từ chối nên đã dựa vào lợi thế về quy mô, sức mạnh thị trường đã đưa ra một điều khoản bất thường: điều khoản về chứng quyền một điều khoản thường được dùng nhiều bởi các nhà đầu tư nhằm hỗ trợ giao dịch được coi là rủi ro cao với các công ty gặp khó khăn tài chính để buộc Grand Rapids phải ký kết hợp đồng này. Như vậy hợp đồng này đã vi phạm nguyên tắc tự nguyện giao kết.

Hay như vụ việc giữ một công ty tỉnh Yên Bái và công ty Hàn Quốc. Hợp đồng chỉ đơn giản có 6 điều khoản trong đó điều khoản số 6 quy định: Các tranh chấp giải quyết theo Incoterms 2010. Điều khoản về phẩm chất, về độ dài, độ dày, quế phải được trồng ở rừng, trước khi hàng được đóng vào container phải có sự chứng kiến của người mua. Giá trị pháp lý của chứng từ phẩm chất không có. Trước khi giao hàng có sự chứng kiến của người mua, kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt chất lượng. Nhưng khi hàng hóa được vận chuyển đến Hàn Quốc, hải quan kiểm tra sợ bộ phát hiện ra hàng này là quế tự nhiên trong rừng nên không được thông quan do đó phía công ty Hàn Quốc yêu cầu bồi thường các khoản chi phí khoảng 100.000 USD. Chính vì khi bàn bạc hợp đồng hai bên không quy định rõ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nên khi xảy ra tranh chấp không thể giải quyết được.

1.5. Nguyên tắc không làm tổn hại lợi ích chung của xã hội

Lợi ích chung của xã hội là lợi ích cộng đồng, lợi ích căn bản của mọi người trong xã hội mà các đạo luật khác quy định. Hai bên trong hợp đồng bảo hiểm đều phải cùng nhau bảo vệ lợi ích này.

2. Trình tự giao kết hợp đồng

Trình tự giao kết hợp đồng là quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thỏa thuận trong việc cùng nhau làm xác lập những quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau.

Trình tự giao kết hợp đồng bảo hiểm bao gồm 6 bước:

Bước 1: Bên mua bảo hiểm đề nghị được bảo vệ;

Bước 2: Bên mua bảo hiểm kê khai Giấy yêu cầu bảo hiểm;

Bước 3: Doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro;

23

Bước 4: Doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm;

Bước 5: Ký kết hợp đồng bảo hiểm, cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Đơn bảo hiểm;

Bước 6: Tiếp tục hợp đồng bảo hiểm hiệu lực.

BI. Thủ tục thành lập hợp đồng 1. Đề nghị giao kết hợp đồng

Khoản 1, Điều 390 BLDS 2015 quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (bên được đề nghị).”

Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng thì ý muốn đó phải thể hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định. Như vậy bên đối tác mới có thể biết được ý muốn của họ và mới có thể đi đến việc giao kết một hợp đồng.

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu hiện ý chí, muốn bày tỏ cho bên kia ý muốn tham gia giao kết với họ một hợp đồng dân sự.

Một lời đề nghị được coi là đề nghị giao kết hợp đồng thì phải chứa đựng một số yếu tố cơ bản sau:

- Thể hiện rõ được nguyện vọng muốn đi đến giao kết hợp đồng của bên đề nghị.

- Phải có chứa toàn bộ mọi điều kiện cơ bản của hợp đồng.

- Phải xác định rõ bên được đề nghị.

- Yêu cầu về thời hạn trả lời là không bắt buộc: Theo Điều 390, Điều 397 BLDS 2005 còn dự liệu cả trường hợp đề nghị có thời hạn trả lời và đề nghị không có thời hạn trả lời.

Việc đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để trao đổi, thỏa thuận hoặc có thể thông qua điện thoại, … Ngoài ra, lời đề nghị còn được chuyển giao bằng công văn, giấy tờ…

Bên đề nghị có thể rút lại hoặc hủy bỏ yêu cầu trong trường hợp: 24

- Bên đề nghị chưa nhận được đề nghị

- Bên đề nghị xác định điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị và điều kiện đó đã đến.

2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Điều 393, BLDS 2015 quy định:

1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị.

2. Sự cố im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: tức là bên được đề nghị trả lời về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

Ngoài ra, bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu như thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. (Theo quy định tại điều 397, BLDS 2015)

25

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

I. Các nội dung cơ bản

Điều 13, Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định về nội dung của hợp đồng bảo hiểm như sau:

“1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

b) Đối tượng bảo hiểm;

c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

e) Thời hạn bảo hiểm;

f) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

g) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

h) Các qui định giải quyết tranh chấp;

k)Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có các nội dung khác do các bên thỏa thuận.”

Những nội dung chính cần làm rõ bao gồm 6 nội dung như sau:

- Đối tượng bảo hiểm

- Số tiền bảo hiểm

- Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm

- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

- Thời hạn bảo hiểm

- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm

2. Đối tượng bảo hiểm

1.1. Khái niệm

26

Đối tượng bảo hiểm là những đối tượng chịu rủi ro trực tiếp và có quyền lợi được bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm.

1.6. Phân loại

Mỗi loại hợp đồng bảo hiểm sẽ có một đối tượng bảo hiểm riêng. Nhìn chung, có thể chia đối tượng bảo hiểm ra thành ba loại chính:

1.1.1. Đối tượng bảo hiểm con người

Điều 31 của Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định về đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm con người như sau:

“1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người.

2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:

A. Bản thân bên mua bảo hiểm;

B. Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;

C. Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;

D. Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.”

Lưu ý: hợp đồng sẽ không được giao kết với người đang mắc bệnh tâm thần, việc giao kết hợp đồng với người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ, người giám hộ.

Trước đây ở Anh khi chưa có quy định chặt chẽ về đối tượng được mua bảo hiểm, nhiều người đã mua bảo hiểm cho người lạ rồi sát hại để lấy tiền bảo hiểm. Hiện nay, ở Việt Nam muốn mua bảo hiểm nhân thọ mà không phải là người giám hộ thì phải có giấy ủy quyền của người giám hộ.

Nhiều ngôi sao, diễn viên, cầu thủ còn mua bảo hiểm cho đôi chân, khuôn mặt, ... Chẳng hạn như hợp đồng bảo hiểm cho đôi chân của cầu thủ bóng đá nổi tiếng Messi có giá trị lên đến 500 triệu Euro.

1.1.2. Đối tượng bảo hiểm tài sản

Điều 40, Luâ |t kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản như sau:

27

“Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.”

Theo đó, tài sản bảo hiểm phải thỏa mãn các đặc điểm sau:

Một là, tài sản được bảo hiểm phải là lợi ích hợp pháp, tức là phải được pháp luật thừa nhận.

Hai là, tài sản trong bảo hiểm tài sản phải là tài sản tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Ba là, tài sản bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản phải định lượng được, tức là có thể tính toán về mặt giá trị.

1.1.3. Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Điều 52 của Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự như sau:

“Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.”

Có thể thấy đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang tính trừu tượng. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự, đó chính là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường. Hơn nữa trách nhiệm là bao nhiêu lại không xác định được ngay ở lúc tham gia bảo hiểm, trường hợp này khó xác định tương tự như trường hợp gây thương tích trên 11%, ranh giới giữa 10% và 11% cũng rất mong manh. Mức độ thiệt hại thường xác định dựa trên mức độ lỗi của người gây ra và mức độ thiệt hại của bên thứ ba.

2. Về số tiền bảo hiểm

2.1. Quy định về số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người

Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm (Theo điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Căn cứ vào thu nhập bình quân, mức chi phí y tế bình quân mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đưa ra các mức số tiền bảo hiểm khác nhau. Bên mua bảo hiểm sẽ tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình để lựa chọn số tiền bảo hiểm phù hợp.

28

Cũng theo điều 33 của luật này, trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC tế đề tài hợp ĐỒNG bảo HIỂM (Trang 34)