I. Các nội dung cơ bản
3. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm và điều khoản, điều kiện bảo hiểm
3.1. Điều khoản, điều kiện bảo hiểm
Điều khoản bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm chính là việc các doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường cho người bảo hiểm khi xảy ra rủi ro. Chỉ những tổn thất, thiệt hại gây ra bởi những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm thì mới phát sinh trách nhiệm bảo hiểm và khi đó người bảo hiểm mới giải quyết bồi thường.
Rủi ro được bảo hiểm: là những rủi ro về thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Nếu những rủi ro này xảy ra sẽ gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm và làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Rủi ro được bảo hiểm có thể bao gồm:
- Rủi ro tài chính: Là những rủi ro đo lường được bằng tiền mặt Ví dụ: Bị tai nạn mất khả năng lao động nên thu nhập bị giảm sút
- Rủi ro thuần tuý: Không có chủ đích hoặc không có nhân tố sinh lời bên trong
Ví dụ: Tai nạn lao động, tai nạn xe máy...
- Rủi ro riêng: Là loại rủi ro mà thiệt hại của nó chỉ trong phạm vi một người hoặc một số ít người.
Ví dụ: Hỏa hoạn, tai nạn, trộm cướp
- Rủi ro bị loại trừ không thuộc rủi ro bảo hiểm thông thường gồm:
- Rủi ro phi tài chính: Là những rủi ro về mặt tinh thần, tình cảm của người bảo hiểm Ví dụ: mất vật kỷ niệm với bản thân, hay mất người thân
- Rủi ro đầu cơ: Là rủi ro trong kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời Ví dụ: đầu tư cổ phiếu, đầu tư kinh doanh
- Rủi ro chung: Là rủi ro gây ra gây ra hậu quả cho một nhóm lớn người hoặc toàn xã hội
Ví dụ: thiên tai, bệnh dịch
31
→ Vì các loại rủi ro trên đều hoặc là khó thể dùng vật chất thay thế những mất mát đã xảy ra cho người bảo hiểm, hoặc là đem lại rủi ro cao cho chính doanh nghiệp bảo hiểm, hoặc là mang tính bao trùm quá cao khó xác định đối tượng bảo hiểm hay có quá nhiều đối tượng bảo hiểm. Nên các doanh nghiệp bảo hiểm thường không đứng ra bảo hiểm cho các rủi ro trên.
Tuy nhiên, không thế giáo điều vì quan điểm của thị trường bảo hiểm lúc này hay lúc khác có thể thay đổi.
Hợp đồng bảo hiểm là sự thể hiện cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đối với người mua bảo hiểm vì vậy pháp luật quy định điều khoản bảo hiểm phải rõ ràng, liệt kê rõ những rủi ro nào được người bảo hiểm nhận bảo hiểm. Ngày nay các điều khoản bảo hiểm có xu hướng liệt kê rủi ro chứ không viết “Và các rủi ro khác...” như trước kia; liên quan đến rủi ro bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm khác nhau thì rủi ro được bảo hiểm không giống nhau. Nhìn chung các loại bảo hiểm tài sản đều có chung một số rủi ro như cháy, nổ, sét đánh, động đất, núi lửa; các loại hình bảo hiểm con người là ốm đau, tai nạn; các loại hình bảo hiểm về trách nhiệm dân sự là do lỗi sơ suất, …
Ngoài ra, trong mua bán hàng hóa quốc tế, điều kiện bảo hiểm thông dụng nhất được quy định thành bộ luật riêng đó chính là điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
Theo ICC 1982, điều kiện bảo hiểm hàng hóa được chia thành các cấp bảo hiểm có nghĩa vụ tăng dần thuộc về bên bảo hiểm từ:
Điều kiện loại C: Bảo hiểm miễn trừ tổn thất riêng tức doanh nghiệp bảo hiểm chỉ nhận bồi thường khi toàn bộ lô hàng gặp rủi ro (Rủi ro toàn bộ hay rủi ro toàn bộ ước tính) ví dụ như tàu bị đắm, mắc cạn, ...
Điều kiện loại B: Bảo hiểm tổn thất riêng tức ngoài những rủi ro được liệt kê trong điều kiện loại C, ở điều kiện loại B sẽ bồi thường về một bộ hàng hóa chịu tổn thất ví dụ như: hàng bị nước cuốn trôi xuống biển, hàng rơi trong quá trình bốc xếp...
Điều kiện loại A: Bảo hiểm mọi rủi ro nhưng không có nghĩa là mua điều kiện loại A có thể tránh được toàn bộ tổn thất cho người được bảo hiểm. Bởi vì các rủi ro
32
đặc biệt liên quan đến yếu tố xã hội, chính trị như chiến tranh, đình công, ... sẽ thuộc điều kiện bảo hiểm riêng đó là điều kiện bảo hiểm chiến tranh và điều kiện bảo hiểm đình công.
Nhưng các rủi ro được bảo hiểm phải hội tụ các điều kiện:
Thứ nhất, rủi ro có khả năng gây ra chứ không chắc chắn sẽ xảy ra: Mua bảo hiểm tức là mong muốn có sự đảm bảo được đền bù khi rủi ro xảy ra cũng có nghĩa là người tham gia bảo hiểm dự liệu hay lo ngại rủi ro sẽ xảy ra, nếu không có sự nguy hiểm đe dọa và nguy hiểm thì không cần thiết phải mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm xác định chi phí bảo hiểm trên cơ sở xác suất xảy ra rủi ro, bảo hiểm cho hàng nghìn người để bù đắp cho một người, nếu cả nghìn người bị thiệt hại thì doanh nghiệp bảo hiểm phá sản.
Thứ hai, rủi ro phải có tính không xác định về thời gian xảy ra và mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra Các rủi ro mang tính bất ngờ và ngẫu nhiên, không lường trước được nên cả doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm chỉ có thể đưa ra những nhận định, có thể trong nhiều trường hợp nhờ những dự báo khoa học nên xác định được rằng sẽ có rủi ro xảy ra, nhưng chính xác vào thời điểm và mức độ rủi ro tới đâu thì không.
Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm cho một chiếc tàu chở chè khô sang Trung Quốc được ký vào tháng 6, người ta có thể xác định rằng trong khoảng các tháng 7, 8, 9 là mùa mưa bão, tàu chắc chắn sẽ gặp bão nếu chở hàng vào thời gian này. Nhưng ngày nào bão và bão cấp mấy thì vào thời điểm đó chưa thể khẳng định được.
3.2. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm
Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng thể hiện ở phạm vi bảo hiểm.
Điều 55, Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 có quy định như sau:
“1. Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.
2. Ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh
33
chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
4. Trong trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảo đảm cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại toà án thì theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm.”
Việc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm chủ động hơn trong việc dự phòng các tình huống có phát sinh trách nhiệm và họ có thể đánh giá được mức độ bồi thường tối đa trong từng tình huống có phát sinh trách nhiệm đối với từng hợp đồng cụ thể. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có quy định mức giới hạn trách nhiệm của nhà bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm sẽ chỉ được bảo hiểm trong phạm vi giới hạn bảo hiểm đó mà không được bảo hiểm cho toàn bộ trách nhiệm dân sự của mình đối với người thứ ba, do đó họ phải tự thực hiện phần trách nhiệm vượt quá giới hạn bảo hiểm đối với người thứ ba.