1.3.2.1. Phương pháp kinh tế
Đây là phương pháp mà mỗi tập thể, mỗi cá nhân dựa vào điều kiện kinh tế nhất định để áp dụng khả năng kết hợp hài hòa giữa lợi ích của mình trong mối quan hệ với lợi ích của tập thể. Áp dụng phương pháp kinh tế, nó tạo động lực cho mỗi cá nhân chọn lựa cách thức linh hoạt và hiệu quả nhất đem lại năng suất lao động để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao. Áp dụng phương pháp này thông qua việc đưa ra những điều kiện kinh tế (quan tâm lợi ích thiết thân), các phương tiện vật chất khuyến khích, kích thích lợi ích kinh tế để tác động lên đối tượng quản lý nhằm hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu của chính sách. Bằng phương pháp kinh tế cho phép vận dụng linh hoạt, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mỗi tập thể và mỗi cá nhân, khơi dậy động lực sức mạnh tiềm năng trong mỗi người - nếu được kết hợp đúng đắn, hài hòa giữa lợi ích cá nhân mỗi người với lợi ích tập thể và xã hội.
Phương pháp kinh tế có ưu điểm đó là: giúp cho mỗi cá nhân tự lựa chọn quyết định phương pháp làm việc theo thế mạnh sở trường của mình giúp hiệu quả công việc đạt cao nhất có thể, cũng như góp phần cải thiện thu nhập cho mình. Ngoài ra, việc vận dụng phương pháp này phát huy được khả năng và tinh thần sáng tạo trong công việc.
1.3.2.2. Phương pháp hành chính – tổ chức
Đây là phương pháp tác động trên cơ sở của những mối quan hệ tổ chức đã được thiết lập trong hệ thống quản lý. Phương pháp hành chính – tổ chức đóng vai trò không thể thiếu trong công tác QLNN, vì tầm quan trọng của nó trong việc xác lập trật tự, kỷ cương và tính ổn định của hệ thống tổ chức bộ máy; giải quyết xử lý nhanh chóng những vấn đề đặt ra trong hệ thống quản lý một cách. Thông qua việc áp dụng một cách khoa học và hợp lý về phương pháp hành chính – tổ chức sẽ tạo
23
nên khâu nối với việc áp dụng hiệu quả đối với những phương pháp khác. Trong bất kỳ tổ chức nào cũng hình thành những mối quan hệ tổ chức trong hệ thống quản lý.
Về phương diện quản lý, phương pháp hành chính – tổ chức được biểu hiện tập trung ở mối quan hệ giữa quyền uy - phục tùng theo thứ bậc. Với quyền lực của mình, người quản lý sử dụng để ràng buộc đối với đối tượng quản lý phải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao. Phương pháp hành chính – tổ chức trong quản lý là phương pháp tác động trực tiếp bằng những quyết định (quy chế, quy định, quyết định...) mang tính bắt buộc (cưỡng chế hành chính) của nhóm chủ thể quản lý đối với các tập thể, cá nhân dưới quyền trong hệ thống tổ chức, nó yêu cầu cấp dưới phải tuân thủ chấp hành, nếu vi phạm thì áp dụng chế tài hành chính xử lý thích đáng.
1.3.2.3. Phương pháp tâm lý – xã hội
Áp dụng phương pháp này nhằm tác động vào nhận thức, tâm lý của người lao động để gia tăng sự nhiệt huyết và sự tự giác của họ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Phương pháp tâm lý – xã hội dựa trên những quy luật tâm lý để vận dụng, lấy tính đặc trưng là kích thích tinh thần và sự thuyết phục. Sự thuyết phục để giúp cho người lao động phân định rõ đâu là đúng – sai, phải – trái, lợi – hại, hơn - thiệt… nhằm đạt đến hành động phù hợp. Vì thế, cần khơi gợi tính tự giác, tự nguyện tham gia của đối tượng quản lý, kích thích tinh thần họ hăng hái làm việc với tài năng trí tuệ và trách nhiệm cao nhất. Phương pháp tâm lý – xã hội đòi hỏi về điều kiện đối với người quản lý là họ phải có đủ đạo đức uy tín/ sức tín nhiệm, dành nhiều thời gian và nguồn lực quan tâm động viên, chăm lo cấp dưới. Đây cũng là phương pháp đặc trưng cần được áp dụng một cách chủ yếu và thường xuyên của ngành y tế - vì nó liên quan trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe con người (thể hiện tính nhân đạo). Do đó, phải coi trọng đặc biệt về phương pháp giáo dục tư tưởng và y đức trong hoạt động hành nghề y, cũng như cần chú trọng trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và áp dụng chế độ đãi ngộ đặc biệt.
24
Đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp hành chính – tổ chức với phương pháp kinh tế và phương pháp tâm lý – xã hội (thuyết phục giáo dục)... Nó có thể mang lại sự phù hợp khi tác động đến những đối tượng chính sách phức tạp/ nhạy cảm, nên yêu cầu việc áp dụng phương pháp kết hợp cần phải tăng cường tính đồng bộ trong phối hợp của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các cá nhân...
1.3.3. Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển triển viên chức ngành y tế