Chính sách, pháp luật của Nhà nước

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 38 - 43)

Điều 10 Luật Viên chức quy định về chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũ viên chức cụ thể như sau: “Nhà nước tập

32

trung xây dựng hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng; bảo đảm cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân”.

Khuyến khích về tài chính: bao gồm các chế độ ưu đãi, đào tạo, định biên và cơ cấu nhân lực.

Các nội dung cơ bản về phát triển viên chức ngành y tế được thực hiện theo quy định tại Luật viên chức số 58/2010/QH12, được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức, Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và nội quy, quy chế kỳ thi tuyển chế kỳ thi tuyển chức danh nghề nghiệp viên chức; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC; Quyết định số 1903/QĐ-TTg ngày 26/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 393/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ

33

Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức gồm các nội dung sau:

- Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc, bố trí, phân công nhiệm vụ, đánh giá viên chức;

- Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức;

- Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và chế độ chính sách đãi ngộ viên chức; - Tổ chức thực hiện việc khen thưởng đối với viên chức.

Đối với Đảng bộ thành phố, để đạt mục tiêu “đến năm 2030, xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực; với vai trò là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ...” theo Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định “nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố nhanh và bền vững” là nhiệm vụ đầu tiên trong ba nhiệm vụ trọng tâm. Xuất phát từ thực tiễn và các định hướng chính trị nêu trên, Đảng bộ, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành các văn bản để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra như: Quyết định 15/2018/QĐ-UBND ngày 09/4/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCCVC và người lao động đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng và Quyết định 02/2020/QĐ-UBND ngày 11/02/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng bãi bỏ một số điều của Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 09/4/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng; Quyết định 28/2019/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 của UBND thành phố quy định về thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực công thành phố Đà Nẵng và Quyết định

34

số 37/2020/QĐ-UBND ngày 12/10/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2019/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 của UBND thành phố; Chương trình số 45-CTr/TU ngày 25/2/2020 của Thành ủy Đà Nẵng về triển khai thực hiện Chuyên đề “Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố, tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn của thành phố”; Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 23/4/2021 về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ thành phố.

Tiểu kết chương 1

Có thể khẳng định cơ sở lý luận có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phân tích chính xác thực trạng và đề xuất đúng đắn các giải pháp. Bởi lẽ cơ sở lý luận là hệ thống các lý thuyết được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, đã chỉ ra quy luật vận động của thực tiễn và có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả cao.

Chính vì tầm quan trọng của cơ sở lý luận nên chương 1 của luận văn tập trung làm rõ một số các khái niệm có liên quan và nghiên cứu, phân tích và làm rõ các cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế ở nước ta. Cụ thể chương 1 đã làm rõ các khái niệm về viên chức ngành y tế, chính sách phát triển viên chức ngành y tế và thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT tuyến quận, huyện; đã nghiên cứu các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển viên chức y tế tại TTYT quận Sơn Trà; đã phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT tuyến quận, huyện; đã làm rõ nội dung các bước trong tổ chức thực hiện chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách, những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách, các chủ thể và các phương pháp tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT tuyến quận, huyện.

Thông qua việc nghiên cứu và làm rõ các cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế ở nước ta tại chương 1 giúp cho việc đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn

35

Trà ở chương 2 được khách quan, đúng đắn và trên cơ sở đó có đủ các căn cứ khoa học đề xuất hệ thống các giải pháp thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành y tế tại TTYT quận Sơn Trà ở chương 3 có giá trị cao và phù hợp với thực tiễn quản lý.

36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN SƠN TRÀ,

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)