Nhóm yếu tố này là những yếu tố chủ yếu xuất phát từ phía cơ quan quản lý thuế. Cụ thể:
Thứ nhất là quy trình quản lý nợ của cơ quan thuế. Quy trình quản lý nợ có ảnh hưởng trực tiếp đến các thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế. Chính vì vậy, mức độ hợp lý của quy trình này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý nợ thuế. Một quy trình quản lý hợp lý sẽ là nền tảng để các bộ phận kết hợp ăn ý với nhau, khâu quản lý được thực hiện hợp lý, hiệu quả, ít chồng chéo.
Thứ hai là các công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống máy tính, hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế… Hệ thống công cụ hỗ trợ hiện đại, phù hợp cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế, quản lý thông tin chính xác hơn, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thứ ba là chính sách, pháp luật. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. Ví dụ như trong trường hợp NNT không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn phải tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Khi đó việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế lại càng không chính xác.
Cuối cùng là trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi sự thành bại của quản lý và ở đây cũng không phải là ngoại lệ. Những cán bộ có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ tốt hơn sẽ hoàn thành công việc một cách chính xác, nhanh
chóng và hiệu quả hơn. Từ đó, hiệu quả quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế cũng sẽ được nâng lên.