Quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN – TP. HÀ NỘI (Trang 32)

1.5.1. Quy trình quản lý nợ thuế

Từ 28/07/2015, các cơ quan quản lý thuế sẽ áp dụng quy trình quản lý nợ thuế được ban hành kèm theo quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 của Tổng cục Thuế. Quy trình quản lý nợ thuế theo quyết định 1401/QĐ-TCT được thể hiện qua sơ đồ sau:

Bảng 1.1: Sơ đồ quy trình quản lý nợ thuế

Bước 1: Xây dựng chỉ

tiêu thu tiền thuế nợ

Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch

Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã lập ở điểm 2 cho cơ quan thuế cấp trên hàng năm: Chi cục Thuế lập và gửi báo cáo về Cục Thuế trước ngày 05/12; Cục Thuế lập và gửi báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 10/12.

Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

Triển khai thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trên cơ sở phê duyệt ở trên

Bước 2:Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ

Phân công quản lý nợ thuế Phân loại tiền thuế nợ Thực hiện đôn đốc thu nộp

Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp, hoàn kiêm bù trừ Xử lý tiền thuế đang chờ điều chỉnh; tiền thuế nợ khó thu

Đôn đốc tiền thuế nợ đối với cơ sở sản xuất trực thuộc ở địa phương khác nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở chính và đơn vị ủy

Lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình nợ thuế Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ Lưu trữ tài liệu, dữ liệu về quản lý nợ

1.5.2. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế và trình tự áp dụng

1.5.2.1. Đối tượng bị cưỡng chế nợ thuế theo quy định pháp luật của Việt Nam

- Người nộp thuế nợ tiền thuế đã có một khoản nợ nhưng còn trên 30 ngày tính đến thời điểm quá thời hạn nộp thuế 90 ngày; người nộp thuế được gia hạn nộp thuế: có khoản nợ được gia hạn nhưng còn trên 30 ngày tính hết thời gian gia hạn; tổ chức lãnh đạo nộp tiền thuế cho người nộp thuế: còn trên 30 ngày tính hết thời hạn nộp tiền thuế ghi trên quyết định nộp dần tiền thuế của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào NSNN.

- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định; người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho NNT trong trường hợp NNT không nộp tiền thuế vào NSNN hoặc trong trường hợp phải nộp tiền thuế thay mà không thực hiện nộp thay.

- Kho bạc Nhà nước không thực hiện việc trích tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế vào NSNN theo quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế.

- Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

1.5.2.2. Các bước thực hiện với một biện pháp cưỡng chế

Lập danh sách đối tượng chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc chưa thực hiện cưỡng chế như sau:

- Xác định đối tượng chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

- Các đối tượng tạm dừng cưỡng chế hoặc chưa thực hiện cưỡng chế.

Bước 2: Thu thập, xác minh thông tin của đối tượng chuẩn bị cưỡng chế.

Bước 3: Các trường hợp phải tổng hợp vào danh sách cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo.

Bước 4: Ban hành quyết định cưỡng chế.

Bước 5: Gửi quyết định cưỡng chế.

1.5.2.3. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế

Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế:

- Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong toả tài khoản;

- Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

- Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hoá đơn không có giá trị sử dụng;

- Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên;

- Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ;

- Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

1.6. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ở Việt Nam hiện nay

Nợ thuế là tình trạng tất yếu tồn tại song song với hoạt động thu thuế của Nhà nước vì luôn luôn tồn tại cả những yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng đó.

Theo thông lệ quốc tế, xét trên bình diện cả quốc gia thì tỷ lệ nợ thuế so với tổng số thu từ thuế không quá 5% được coi là ở mức bình thường. Tình trạng chung về nợ thuế ở Việt Nam những năm qua là khá trầm trọng.

Theo Báo cáo Tổng kết công tác thuế năm 2014 của Tổng cục Thuế thì tính ở thời điểm 31/12/2014 tổng số thuế nợ của cả nước là 70.241 tỷ đồng, tăng 14,9% so với thời điểm 31/12/2013. Nếu loại bỏ số nợ đã khoanh lại để xử lý như số nợ của các tập đoàn Vinashin, Vinaline… hoặc nợ của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà cơ quan thuế đã thực hiện tất cả các biện pháp cưỡng chế nhưng chưa thu hồi được thì số nợ trên chưa vượt quá 5% tổng thu từ thuế. Tuy nhiên, nếu tính hết cả những trường hợp này thì số thuế nợ đã chiếm xấp xỉ 7% số thu từ thuế, tức là vượt quá mức trung bình theo thông lệ quốc tế.

Như vậy, xét tổng thể thì tình hình nợ thuế ở Việt Nam những năm qua đã ở mức khá nghiêm trọng. Xu thế nợ thuế tăng mặc dù cơ quan thuế đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực để thu hồi nợ thuế cho thấy số thuế nợ mới phát sinh nhiều hơn so với số thuế nợ cũ đã thu hồi được.

Trước thực trạng đó, Tổng cục Thuế đã thường xuyên nghiên cứu để xây dựng và sửa đổi quy trình quản lý nợ thuế; tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác đôn đốc thu nộp, quản lý nợ thuế của các cơ quan thuế địa phương. Mặt khác, giao chỉ tiêu cụ thể cho các cục thuế địa phương về tỷ lệ nợ tối đa cho phép, số nợ thuế thu hồi; tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu này của các cục thuế địa phương... Qua đó số thu vào ngân sách nhà nước từ nợ thuế đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế cũng có những hạn chế nhất định:

- Số thuế nợ vẫn cao, tỷ lệ nợ thuế so với số thu thuế vẫn cao hơn thông lệ quốc tế và chưa đạt mục tiêu đề ra.

- Nợ thuế không có khả năng thu, khó thu, nợ dây dưa kéo dài diễn ra ở hầu hết các địa phương, các sắc thuế. Đặc biệt, nợ thuế của khu vực doanh nghiệp nhà nước và DN dân doanh ở mức rất cao nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để thu nợ.

- Một số khoản nợ thuế có tuổi nợ cao, dây dưa kéo dài nhưng chưa có biện pháp hiệu quả để thu nợ kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Tính hiệu lực của các biện pháp thu nợ, hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế ở một số địa phương còn rất thấp, thậm chí ở một số địa phương có xu hướng xấu đi.

- Chưa xây dựng được một hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế nợ thuế và công bố để thực hiện trong toàn ngành làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của bộ phận cưỡng chế nợ thuế các cấp.

Do đó cần phải tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ở Việt Nam hiện nay để thu hồi được số nợ của doanh nghiệp đồng thời tăng số thu, tránh thất thoát nguồn thu của Ngân sách nhà nước.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH

2.1. Sơ lược hoàn cảnh kinh tế - xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý thuế tạiChi cục Thuế TP Hà Tĩnh Chi cục Thuế TP Hà Tĩnh

2.1.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội TP Hà Tĩnh

Địa bàn TP Hà Tĩnh: vị trí từ 18° - 18°24’ vĩ độ Bắc, 10°553’-10°556’ kinh độ Đông, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách Hà Nội 350 km, thành phố Vinh 50 km về phía Bắc; cách thành phố Huế 314 km về phía Nam và cách biển Đông 5 km. Thành phố Hà Tĩnh nằm ở trung tâm miền Đông Hà Tĩnh, trên vùng đồng bằng Nghệ Tĩnh - Lam Giang, phía Bắc giáp thị trấn Thạch Hà (qua cầu Cày), sông cửa Sót; phía Tây giáp xã Thạch Đài, xã Thạch Tân, sông Cày (huyện Thạch Hà); phía Nam giáp xã Cẩm Bình, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên); phía Đông giáp sông Đồng Môn (huyện Thạch Hà, Lộc Hà). Thành phố Hà Tĩnh

bao gồm 16 đơn vị hành chính trực thuộc: gồm 10 phường: Bắc Hà, Đại Nài, Hà Huy Tập, Nam Hà, Nguyễn Du, Tân Giang,Thạch Linh, Thạch Quý, Trần Phú, Văn Yên; và 6 xã: Thạch Bình, Thạch Đồng, Thạch Hạ, Thạch Hưng, Thạch Môn, Thạch Trung.

Diện tích đất tự nhiên của Thành phố là 5.663 ha, trong đó đất nội thành: 2.492 ha, đất ngoại thành: 3.171 ha. Tính đến ngày 22/10/2015, dân số của thành phố Hà Tĩnh là 96.368 người; với mật độ dân số là 17 người/ha.

2.1.2. Lịch sử hình thành và cơ cấu bộ máy quản lý thuế tại Chi cục Thuếthành phố Hà Tĩnh thành phố Hà Tĩnh

Chi cục Thuế Thị xã Hà Tĩnh, nay được gọi là Chi cục Thuế TP Hà Tĩnh được sát nhật từ tổ thu quốc doanh phòng tài chính và phòng thuế công thương nghiệp theo quyết định số 338/TC/QĐ ngày 06/09/1991 của Bộ Tài Chính. Chi cục Thuế Thành phố Hà Tĩnh ra đời cùng với sự tái lập tỉnh Hà Tĩnh sau khi chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh theo nghị quyết Quốc hội khoá VIII.

Chi cục Thuế TP Hà Tĩnh trực thuộc Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh. Chi cục được giao nhiệm vụ quản lý các nguồn thu trên địa bàn TP Hà Tĩnh bao gồm: các loại thuế khác nhau, phí và lệ phí…

2.1.2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý thuế tại Chi cục Thuế thành phố Hà Tĩnh a. Tổ chức bộ máy của chi cục

Tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế TP Hà Tĩnh bao gồm:

- 1 Chi cục trưởng: lãnh đạo chung toàn Chi cục Thuế và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế.

- 3 Phó Chi cục trưởng: lãnh đạo các bộ phận, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

- Các đội thuế, văn phòng và liên phường xã: 11

b. Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi cục thuế TP Hà Tĩnh

Bảng 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi cục thuế TP Hà Tĩnh

Các phó chi cục trưởng Chi cục trưởng (1cán bộ)

c. Chức năng nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế TP Hà Tĩnh

- Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ: giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.

- Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hướng dẫn nghiệp vụ quản lý Thuế, đăng ký Thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

Đội kiểm tra nội bộ - quản lý nợ thuế và cưỡng chế Đội kiểm tra thuế số 1 Đội trước bạ - thu khác Đội thuế chợ Đội kiểm tra thuế số 2 Đội nghiệp vụ tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Đội kê khai - kế toán thuế và tin học Đội hành chính- nhân sự- tài vụ- ấn chỉ Đội thuế liên phường xã (3 đội)

- Đội kiểm tra nội bộ - quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế, giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính cả cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế. Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

- Đội kiểm tra thuế số 1, đội kiểm tra thuế số 2: giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.

- Đội trước bạ và thu khác: giúp Chi Cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản, phí, lệ phí, các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý.

- Đội nghiệp vụ tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế, người dân trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

- Đội thuế chợ: giúp chi cục trưởng quản lý thu thuế chợ.

- 3 đội thuế liên xã: giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên…). Bao gồm: Đội 1: Đội thuế liên phường, xã Bắc Hà, Thạch Quý, Tân Giang, Hưng, Đồng, Môn; Đội 2: Đội thuế liên phường, xã Nam Hà, Văn Niên, Hà Huy Tập, Đại Nài; Đội 3: Đội thuế liên phường, xã Trần Phú, Nguyễn Du, Thạch Linh, Trung Hạ.

2.1.3. Kết quả công tác thu thuế trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh giai đoạn2013-2015 2013-2015

Tại Chi cục thuế TP Hà Tĩnh, căn cứ vào số thuế được giao hàng năm từ Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh và UBND TP Hà Tĩnh, Chi cục thuế xác định kế hoạch thu trên cơ sở NNT, các hoạt động và các thu nhập chịu thuế. Sau khi kế hoạch thu thuế được xác lập, Chi cục Thuế tổ chức thực hiện kế hoạch trên cơ sở chức

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN – TP. HÀ NỘI (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w