trong quá trình triển khai công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, bên cạnh những ưu điểm, Chi cục vẫn còn một số điểm hạn chế chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Trước tình hình như vậy, đòi hỏi Chi cục phải triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế để góp phần chống thất thu cho NSNN và đảm bảo công bằng xã hội.
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ TĨNH,
TỈNH HÀ TĨNH
3.1. Xác định phương hướng cho giải pháp tăng cường quản lý nợ và cưỡngchế nợ thuế chế nợ thuế
Mục tiêu của quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong những năm tới là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước, phù hợp với pháp luật thuế. Các quy định xử lý đối tượng chậm nộp thuế phải phù hợp với thông lệ quốc tế, và đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế và xử lý một cách công bằng. Do vậy, quan điểm đề xuất về các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế để đạt được mục tiêu nêu trên là:
- Thực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý thuế và gắn với hiệu quả công tác thuế nói chung.
Thực tế ở nước ta vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân cố tình trốn thuế, gian lận thuế, cố tình chây ỳ nộp thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi. Chính vì vậy, áp dụng các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo nhằm phát hiện kịp thời các hành vi chây ỳ nợ thuế; qua đó có thể thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp đồng thời nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà nước. Hơn nữa, nếu cơ quan thuế không quản lý được người nộp thuế sẽ làm cho việc quản lý nợ gặp khó khăn dẫn đến không có cơ sở để quản lý nợ. Chính vì vậy, cơ quan thuế cần đảm bảo xác định kịp thời, chính xác các khoản nợ của từng đối tượng nợ thuế, nguyên nhân, tình trạng nợ của đối tượng nợ thuế, từ đó có các biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả, đồng thời sử dụng một cách hiệu quả các biện pháp quản lý nợ với nguồn lực ít nhất để thu được nhiều nợ nhất cho NSNN, giảm thiểu số thuế nợ không có khả năng thu cho NSNN đến mức tối đa.
- Phải tạo ra những điều kiện thuận lợi, phù hợp để người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế có những ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Nếu chính sách thuế phù hợp tạo những điều kiện giúp người nộp thuế có thể phát triển sản xuất kinh doanh thì việc chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế sẽ cao hơn. Ngược lại nếu chính sách thuế không phù hợp và không tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh có thể dẫn tới vô hiệu hoặc không phát huy đúng tác dụng như mong muốn. Chính vì vậy, chính sách thuế, quản lý thuế và nợ thuế muốn đi vào thực tế cuộc sống một cách hiệu quả thì phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của NNT.
- Đảm bảo tăng thu ngân sách từ thuế nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích cho các tổ chức sản xuất kinh doanh trong xã hội.
Quan điểm này xuất phát từ việc thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, việc thay đổi số thu từ thuế có ảnh hưởng rất lớn đến cân đối ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Chính vì vậy, hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải đảm bảo tăng thu cho ngân sách nhưng cũng đồng thời phải đảm bảo hài hoà lợi ích của các tổ chức sản xuất kinh doanh.