Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế và trình tự áp dụng

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN – TP. HÀ NỘI (Trang 33 - 38)

1.5.2.1. Đối tượng bị cưỡng chế nợ thuế theo quy định pháp luật của Việt Nam

- Người nộp thuế nợ tiền thuế đã có một khoản nợ nhưng còn trên 30 ngày tính đến thời điểm quá thời hạn nộp thuế 90 ngày; người nộp thuế được gia hạn nộp thuế: có khoản nợ được gia hạn nhưng còn trên 30 ngày tính hết thời gian gia hạn; tổ chức lãnh đạo nộp tiền thuế cho người nộp thuế: còn trên 30 ngày tính hết thời hạn nộp tiền thuế ghi trên quyết định nộp dần tiền thuế của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào NSNN.

- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định; người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho NNT trong trường hợp NNT không nộp tiền thuế vào NSNN hoặc trong trường hợp phải nộp tiền thuế thay mà không thực hiện nộp thay.

- Kho bạc Nhà nước không thực hiện việc trích tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế vào NSNN theo quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế.

- Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

1.5.2.2. Các bước thực hiện với một biện pháp cưỡng chế

Lập danh sách đối tượng chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc chưa thực hiện cưỡng chế như sau:

- Xác định đối tượng chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

- Các đối tượng tạm dừng cưỡng chế hoặc chưa thực hiện cưỡng chế.

Bước 2: Thu thập, xác minh thông tin của đối tượng chuẩn bị cưỡng chế.

Bước 3: Các trường hợp phải tổng hợp vào danh sách cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo.

Bước 4: Ban hành quyết định cưỡng chế.

Bước 5: Gửi quyết định cưỡng chế.

1.5.2.3. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế

Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế:

- Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong toả tài khoản;

- Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

- Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hoá đơn không có giá trị sử dụng;

- Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên;

- Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ;

- Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

1.6. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ở Việt Nam hiện nay

Nợ thuế là tình trạng tất yếu tồn tại song song với hoạt động thu thuế của Nhà nước vì luôn luôn tồn tại cả những yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng đó.

Theo thông lệ quốc tế, xét trên bình diện cả quốc gia thì tỷ lệ nợ thuế so với tổng số thu từ thuế không quá 5% được coi là ở mức bình thường. Tình trạng chung về nợ thuế ở Việt Nam những năm qua là khá trầm trọng.

Theo Báo cáo Tổng kết công tác thuế năm 2014 của Tổng cục Thuế thì tính ở thời điểm 31/12/2014 tổng số thuế nợ của cả nước là 70.241 tỷ đồng, tăng 14,9% so với thời điểm 31/12/2013. Nếu loại bỏ số nợ đã khoanh lại để xử lý như số nợ của các tập đoàn Vinashin, Vinaline… hoặc nợ của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà cơ quan thuế đã thực hiện tất cả các biện pháp cưỡng chế nhưng chưa thu hồi được thì số nợ trên chưa vượt quá 5% tổng thu từ thuế. Tuy nhiên, nếu tính hết cả những trường hợp này thì số thuế nợ đã chiếm xấp xỉ 7% số thu từ thuế, tức là vượt quá mức trung bình theo thông lệ quốc tế.

Như vậy, xét tổng thể thì tình hình nợ thuế ở Việt Nam những năm qua đã ở mức khá nghiêm trọng. Xu thế nợ thuế tăng mặc dù cơ quan thuế đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực để thu hồi nợ thuế cho thấy số thuế nợ mới phát sinh nhiều hơn so với số thuế nợ cũ đã thu hồi được.

Trước thực trạng đó, Tổng cục Thuế đã thường xuyên nghiên cứu để xây dựng và sửa đổi quy trình quản lý nợ thuế; tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác đôn đốc thu nộp, quản lý nợ thuế của các cơ quan thuế địa phương. Mặt khác, giao chỉ tiêu cụ thể cho các cục thuế địa phương về tỷ lệ nợ tối đa cho phép, số nợ thuế thu hồi; tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu này của các cục thuế địa phương... Qua đó số thu vào ngân sách nhà nước từ nợ thuế đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế cũng có những hạn chế nhất định:

- Số thuế nợ vẫn cao, tỷ lệ nợ thuế so với số thu thuế vẫn cao hơn thông lệ quốc tế và chưa đạt mục tiêu đề ra.

- Nợ thuế không có khả năng thu, khó thu, nợ dây dưa kéo dài diễn ra ở hầu hết các địa phương, các sắc thuế. Đặc biệt, nợ thuế của khu vực doanh nghiệp nhà nước và DN dân doanh ở mức rất cao nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để thu nợ.

- Một số khoản nợ thuế có tuổi nợ cao, dây dưa kéo dài nhưng chưa có biện pháp hiệu quả để thu nợ kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Tính hiệu lực của các biện pháp thu nợ, hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế ở một số địa phương còn rất thấp, thậm chí ở một số địa phương có xu hướng xấu đi.

- Chưa xây dựng được một hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế nợ thuế và công bố để thực hiện trong toàn ngành làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của bộ phận cưỡng chế nợ thuế các cấp.

Do đó cần phải tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ở Việt Nam hiện nay để thu hồi được số nợ của doanh nghiệp đồng thời tăng số thu, tránh thất thoát nguồn thu của Ngân sách nhà nước.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN – TP. HÀ NỘI (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w