Sửa đổi các quy định về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế trong Luật

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN – TP. HÀ NỘI (Trang 77 - 79)

Quản lý thuế

Thực trạng tình hình cưỡng chế nợ thuế theo phân tích ở trên cho thấy những tồn tại và hạn chế của công tác này thời gian qua. Số vụ cưỡng chế còn ít so với yêu cầu, một số biện pháp cưỡng chế còn chưa được thực hiện đầy đủ, đồng bộ. Do đó, cưỡng chế nợ thuế chưa đạt được mục tiêu về tính hiệu lực và hiệu quả của pháp luật thuế quy định. Cưỡng chế nợ thuế chưa mang tính răn đe và chưa nâng cao ý thức tuân thủ của người nợ thuế. Khi ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế còn chưa cao thì việc thực hiện tốt công tác cưỡng chế nợ thuế là việc quan trọng giai đoạn này.

Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nên căn cứ vào từng điều kiện cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất, không nên bắt buộc phải thực hiện tuần tự như hiện nay. Theo quy định hiện nay, có 7 biện pháp cưỡng chế nhưng việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế phải thực hiện tuần tự từ biện pháp thứ nhất đến biện pháp thứ 7, quy định cứng nhắc nói trên đã dẫn đến hiệu quả của công tác cưỡng chế mang lại thường không cao. Đây chính là bất cập của công tác cưỡng chế mà gây nhiều khó khăn cho các cục thuế địa phương trong quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Có thể thay đổi cho phép áp dụng một cách linh hoạt các biện pháp cưỡng chế, có thể áp dụng ngay một biện pháp cưỡng chế nếu chứng minh được nó hiệu quả và các biện pháp trước nó khó có thể áp dụng được chứ không nhất thiết bắt buộc phải áp dụng tuần tự các biện pháp.

Ngoài ra, cơ chế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp hầu hết thường có một hay nhiều chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc tại địa phương khác, hoặc các đơn vị xây dựng tại địa phương khác nơi DN có trụ sở chính. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp xây dựng vãng lai đang gặp khó khăn do chưa có cơ chế phối hợp xử lý giữa cơ quan thuế các địa phương quản lý doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Khi cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế còn gặp khó khăn như: cưỡng chế nợ tại chi nhánh hay trụ sở chính, cơ quan thuế có chi nhánh hay cơ quan thuế có trụ sở chính sẽ thực hiện cưỡng chế và nếu cưỡng chế thành công thì địa phương nào sẽ thụ hưởng tiền nộp vào ngân sách nhà nước từ việc cưỡng chế này. Do vậy, khi thực hiện quản lý nợ và cưỡng chế thuế của những doanh nghiệp này thì điều kiện cần là nên có quy định hướng dẫn thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với người nợ thuế có trụ sở chính đặt ở tỉnh khác và đồng thời chỉ đạo các địa phương có cơ chế phối hợp xử lý giữa các cơ quan thuế địa phương.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN – TP. HÀ NỘI (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w