Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại một số địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Du lịch sinh thái và dịch vụ tại rừng phòng hộ, huyện Sóc Sơn Hà Nội. (Trang 34)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại một số địa phương

1.2.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại Việt Nam

Nước ta có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản sắc nhân văn, nguồn lao động dồi dào thông minh, cần cù và giàu lòng nhân ái. Trong những năm gần đây, ngành Du lịch đã có những đổi mới, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện bước đầu thu hút khách nước ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc, giới thiệu đất nước, con người và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế; đáp ứng một phần nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân trong nước, bước đầu đã thu được kết quả nhất định về kinh tế. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng.

Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế.Việt Nam với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại mang một nét văn hóa độc đáo, nên văn hóa Việt Nam đa sắc màu đó cũng chính là một tài nguyên du lịch và dịch vụ hết sức độc đáo. Đánh giá được đây là tiềm năng những năm gần đây các công ty du lịch, chính quyền địa phương, ngành du lịch Việt Nam đã có các chương trình du lịch, hướng phát triển du lịch hết sức

tạo bạo cho mình, bằng chứng đó là đã xây dựng được rất nhiều các bản du lịch cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc như bản Lác, bản Văn (Mai Châu - Hòa Bình), Tả Phìn (Lào Cai)…

Bên cạnh đó, hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút khách du lịch. Các sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, tham quan di sản văn hoá Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm khám phá hang động Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Né, Phú Quốc, du lịch sự kiện Nha Trang... ngày càng thu hút được sự quan tâm lớn của khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội được tổ chức ở quy mô lớn đã trở thành những sản phẩm du lịch quan trọng, như: lễ hội Chùa Hương, lễ hội bà chúa Xứ, festival Huế, carnaval Hạ Long, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, festival hoa Đà Lạt... Những sản phẩm và những giá trị nổi bật của điểm đến Việt Nam dần được hình thành và định vị tại các thị trường khách du lịch mục tiêu. Các khu, điểm du lịch quốc gia và các đô thị du lịch là những điểm nhấn quan trọng hình thành sản phẩm du lịch được định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển ngành Du lịch. Tuy nhiên, hầu như chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, đến nay mới chỉ có Hạ Long - Cát Bà, Hội An, Mỹ Sơn là phát huy được tiềm năng du lịch. Một số khu du lịch, công trình nhân tạo khác cũng có sức hút tạo sản phẩm như thủy điện Sơn La, chùa Bái Đính, hầm đèo Hải Vân, khu vui chơi tổng hợp Đại Nam...

Bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn, một số nội dung tiêu chí là ngành kinh tế mũi nhọn chưa đạt hoặc đạt nhưng chưa bền vững, như: Chiến lược phát triển thị trường khách chưa rõ ràng, thiếu tính khoa học và không nhạy bén với sự biến động của kinh tế và chính trị nên khi có diễn biến xảy ra đã không chủ động và không lường hết tác động đến thị trường khách; chiến lược kinh doanh của các công ty du lịch thiếu bền vững và lâu dài về thị trường khách du lịch quốc tế, đang

còn bị động phụ thuộc vào một vài thị trường khách lớn; kích cầu du lịch nội địa chưa hiệu quả, năng lực cạnh tranh còn thấp... Nguyên nhân của tình trạng trên là bên cạnh một số nguyên nhân chủ quan như: Hệ thống chính chính sách, vai trò quản lý, năng lực đội ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu,... còn do sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương chưa được phát huy đầy đủ; nhận thức về phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đầu tư du lịch còn hạn chế và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn; một số chính sách có liên quan đến du lịch còn bất cập, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách du lịch; vấn đề an ninh an toàn cho khách du lịch còn chưa được đảm bảo…

1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, Quảng Trị là tiền đồ của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và là điểm đầu của chiến trường miền Nam - Thần đồng Tổ quốc. Trong hệ thống dày đặc các di tích lịch sử tại vùng đất lửa, có thể nói đến huyện Gio Linh - nơi có Thành cổ Quảng Trị. Đây là một điểm đến tiêu biểu, có vai trò quan trọng trong hành trình du lịch xứ Quảng nói riêng và du lịch miền Trung nói chung. Bởi nơi đây đã ghi lại dấu ấn ác liệt của mùa hè đỏ lửa năm 1972, với sự chiến đấu anh dũng trong suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ cách mạng. Những hồi ức ấy mãi sống trong lòng người dân cả nước, đặc biệt là quân và dân Quảng Trị. Sau ngày giải phóng đất nước, với những giá trị lịch sử cách mạng của mình, Thành cổ Quảng Trị được Nhà nước quan tâm, trở thành di tích cấp Quốc gia và các nét văn hóa độc đáo khác của Quảng Trị đã trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh.

Như vậy, có thể thấy Quảng Trị nói chung và huyện Gio Linh nói riêng có tiềm năng rất lớn về di tích lịch sử, văn hóa, biểu hiện bằng sự phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình, giàu có về nội dung và tiềm ẩn diễn trình văn

hóa - lịch sử của một vùng đất đã trải qua nhiều biến động. Dù không có lợi thế về khí hậu như các địa phương khác nhưng bằng những tiềm năng của mình, du lịch Gio Linh đang ngày càng phát triển, tạo ra được những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn. Một trong những sản phẩm đó là chương trình du lịch hoài niệm - một sản phẩm mang thương hiệu không chỉ của huyện Gio Linh mà còn là trên phạm vi toàn tỉnh Quảng Trị, thu hút đông đảo đối tượng khách tham quan. Cùng với sự phát triển của chương trình du lịch hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội, Thành cổ Quảng Trị đang là điểm đến được nhiều người quan tâm, là một điểm nhấn trong Tour DZM, mang những giá trị lịch sử vô cùng lớn lao. Thành cổ Quảng Trị là khu di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu nhất trong hàng trăm di tích về chiến tranh cách mạng ở tỉnh Quảng Trị.

Trong mỗi con người, tìm hiểu về quá khứ, nhận thức lịch sử là một nhu cầu tất yếu bởi “nhận thức đúng bài học lịch sử sẽ giúp hiểu biết sâu sắc và nhận thức thực tại tốt hơn. Điều nay giúp ta ứng phó tốt với mọi thay đổi trong tương lai”. Thế nên, việc phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện Gio Linh là yếu tố để thu hút khách tham quan du lịch và cũng là phát huy tính độc đáo của du lịch Quảng Trị - du lịch thăm lại chiến trường xưa, tham quan di tích chiến tranh có một đặc điểm không một địa phương nào trên hành lang kinh tế Đông Tây có được. Việc khai thác, phát triển du lịch hoài niệm tại Thành cổ Quảng Trị là một yêu cầu tất yếu, khai thác giá trị di tích lịch sử cách mạng đóng góp cho sự phát triển chung của toàn tỉnh. Để đạt được hiệu quả du lịch cao, huyện Gio Linh đã có sự phối hợp linh hoạt giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như UBND huyện với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Trị, Ban quản lý Khu di tích và các công ty du lịch trên địa bàn.

Như vậy, có thể thấy ngoài những điểm khác biệt mang tính đặc trưng thì Di tích Thành cổ Quảng Trị có những nét tương đồng với hệ thống di tích lịch sử của huyện Định Hóa. Dựa vào bài học phát triển du

lịch ở Thành cổ Quảng Trị huyện Định Hóa có thể học hỏi kinh nghiệm về việc xác định sản phẩm du lịch đặc thù du lịch hoài niệm và kinh nghiệm về sự liên kết giữa các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý với công ty du lịch nhằm khai thác có hiệu quả di tích lịch sử trong phát triển du lịch tại địa phương. (UBND huyện Gio Linh)

1.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ của thành phốĐiện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Trong lịch sử hiện đại, Điện Biên được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại của một đất nước thuộc địa nhỏ bé ở Đông Nam Á chống lại đội quân hùng mạnh của cường quốc phương Tây. Thành phố Điện Biên được biết đến với trận Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy). Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, và đưa tới việc kí kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam. Trận Điện Biên Phủ được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam Á chống lại một cường quốc phương Tây. Bằng cách huy động sức người một cách tối đa và với lực lượng hậu cần đông đảo của mình, Việt Minh đã làm nên một trong những chiến thắng quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam.

Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ được chính thức xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28 tháng 4 năm 1962. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004). Hiện nay chạy dọc thung lũng Mường Thanh, nơi diễn ra cuộc đọ sức lịch sử năm xưa là đại lộ 279, con phố chính và lớn nhất thành phố Điện Biên Phủ. Mảnh đất này đã trở thành biểu tượng cho hòa bình, độc lập dân tộc và dân chủ, là thiên anh hùng ca về tinh thần quyết chiến, quyết thắng, là niềm tin của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới, làm nức lòng bạn bè khắp năm châu. Với vai trò là một “chiến thắng lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”

của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vĩ đại, Điện Biên Phủ đã tạo ra một ấn tượng sâu đậm, đặc trưng đối với du khách.

Ngoài các di tích lịch sử nói trên, thành phố Điện Biên Phủ còn là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc ở đây có những luật tục quy định riêng về đồ dùng trong gia đình, vị trí ăn/nghỉ trong nhà, kiêng kị của gia đình/bản làng… Đây chính là những “quy ước chung” để răn dạy con cái, gắn kết các thành viên trong gia đình nhưng đồng thời cũng phản ánh tính cộng đồng cao. Những chuẩn mực nghi lễ, ứng xử đẹp của dân tộc được người Điện Biên gìn giữ từ đời này sang đời khác. Có thể coi đây như nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch phong tục nói riêng và du lịch và dịch vụ nói chung.

Một trong những kinh nghiệm của thành phố Điện Biên Phủ để phát triển du lịch và dịch vụ nói riêng và phát triển du lịch nói chung là thường xuyên có sự tương tác đối với các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, tạp chí, truyền hình, sách, phim) cả trong và ngoài nước. Có thể kể đến hàng chục bộ phim (cả điện ảnh và tư liệu) đã khai thác và quay phim về điểm đến này. Trong đó có một số bộ phim do các nhà sản xuất nước ngoài thực hiện như “Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi” (2004) của đạo diễn Daniel Roussel, hay “Việt Nam trên đường thắng lợi” của đạo diễn Nga Roman Carmen, “Ngày D ở Điện Biên Phủ” của đạo diễn Georges Guillot. Ngoài ra, còn có các bộ phim Việt Nam như “Hoa ban đỏ”, “Ký ức Điện Biên”, “Đường lên Điện Biên”… Những bộ phim này đã được công chiếu rộng rãi, góp phần giúp cho hình ảnh của Điện Biên ngày càng trở nên phổ biến với đại chúng nói chung và với khách du lịch nói riêng (UBND thành phố Điện Biên Phủ).

Một kinh nghiệm phát triển du lịch và dịch vụ thành công khác của thành phố Điện Biên Phủ chính là việc đầu tư xây dựng điểm nhấn thu hút du khách. Với tính chất định hướng cho du khách về một sự hiểu biết chung cho toàn bộ điểm đến, điểm nhấn thu hút đóng một vai trò vô cùng

quan trọng trong việc quản lý thương hiệu, đặc biệt trong lĩnh vực nhận diện thương hiệu điểm đến.

Như vậy, mặc dù quy mô phát triển du lịch và dịch vụ của thành phố Điện Biên Phủ và của huyện Định Hóa (Thái Nguyên) là khác nhau nhưng dựa trên đặc điểm tài nguyên du lịch giữa 2 địa phương này, chúng ta thấy hoạt động du lịch và dịch vụ của Định Hóa có thể học tập những bài học kinh nghiệm sau của thành phố Điện Biên Phủ: xây dựng điểm nhấn thu hút, đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển hình thức du lịch bản làng dân tộc, bảo tồn và phát huy giá trị di tích/di sản, xúc tiến du lịch và dịch vụ.

1.2.2. Bài hc kinh nghim rút ra cho phát trin kinh tế du lch sinh thái và dch v ti rng phòng h huyn Sóc Sơn - Hà Ni

Thông qua thực trạng phát triển kinh tế du lịch của Việt Nam và bài học kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ của một số địa phương trên cả nước. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho sự phát triển của du lịch sinh thái và dịch vụ tại rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn - Hà Nội như sau:

Có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện trong thời gian dài hạn để tránh phát triển du lịch không bền vững, phát triển du lịch và dịch vụ nóng.

Tuyên truyền về nhiệm vụ phát triển du lịch của huyện đến các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện để nhân dân hiểu rõ việc phát triển du lịch là sinh kế bền vững trong phát triển kinh tế của huyện

Đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan báo chí, làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá, hoạt động du lịch tại rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn đến khách du lịch trong và ngoài nước để khách du lịch hiểu rõ du lịch và dịch vụ tại rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn.

Chú trọng công tác xúc tiến, tuyên truyền du lịch và không ngừng cải tiến nhằm thu hút khách trong và ngoài nước đến với Khu du lịch sinh thái rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn - Hà Nội ngày một nhiều hơn.

1.2.3. Tng quan các công trình nghiên cu

Phát triển kinh tế du lịch gắn với dịch vụ đã được nghiên cứu rất nhiều tại các hội thảo. Đây cũng là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm:

Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Thanh (2019) đã nghiên cứu về “Phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Du lịch sinh thái và dịch vụ tại rừng phòng hộ, huyện Sóc Sơn Hà Nội. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)