4. Ý nghĩa của đề tài
2.1.3. Những căn cứ pháp lý để xây dựng khu du lịch sinh thái tại rừng
phòng hộ huyện Sóc Sơn
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26 tháng 6 năm 2016 của Thành Ủy Hà Nội về việc phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2010 và những năm tiếp theo.
Căn cứ văn bản số 207/KH-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái. Thực hiện kế hoạch Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Hà Nội
được giao nhiệm vụ “chủ trì phối hợp với Sở Du lịch đầu tư xây dựng và khai thác các sản phẩm du lịch từ nông nghiệp chất lượng cao; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; gắn đầu tư xây dựng nông thôn mới với liên kết, khai thác tạo dựng sản phẩm phát triển du lịch”.
Căn cứ Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ về việc “Ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp” tạo nên những động lực rất lớn cho việc bảo vệ, phát triển rừng gắn với khai thác du lịch sinh thái.
Căn cứ thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn về phương án quản lý rừng bền vững.
Thực hiện công văn số 3111/SNN-KH ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội về việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU và Kế hoạch 207/KH-UBND TP HN. Ban quản lý rừng Phòng hộ- Đặc dụng Hà Nội cần thiết phải xây dựng phương án quản lý rừng bền vững kết hợp khai thác du lịchdu lịch sinh thái.
Những năm gần đây số người đi du lịch sinh thái, dã ngoại, píc níc đến với rừng phòng hộ ngày một tăng cao, nhất là vùng Núi Hồ Hàm Lợn, hồ Đồng Quan, Hồ hoa sơn, Hồ đình phú, Hồ kèo cà, Hồ anh bé, Văn lang, Bản Rõm, my hill. Du lịch tự phát đã thúc đẩy dịch vụ tại chỗ tự phát và cả hai đã và đang mang lại những hệ lụy về ô nhiễm môi trường, gây mất an ninh trật tự, phòng chống cháy rừng, đuối nước dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng - phòng cháy chữa cháy rừng. Do vậy, hoạt động du lịch tự phát cần có giải pháp để khai thác du lịch sinh thái một cách bền vững, khai thác có hiệu quả kết nối các điểm du lịch với nhau tạo thành một hệ thống để phát triển du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, dịch vụ nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác, vừa loại trừ được các tác động tiêu cực của du lịch tự phát đến môi trường rừng phòng hộ đặc dụng, vừa tạo được việc làm
và phát triển kinh tế xã hội cho nhân dân địa phương. Đóng góp cho ngân sách nhà nước. Từ nguồn thu nhập kinh tế từ rừng ổn định người dân sẽ nâng cao ý thức quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng bền vững.