Chi tiêu của khách du lịch đến các điểm du lịch tại rừng phòng hộ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Du lịch sinh thái và dịch vụ tại rừng phòng hộ, huyện Sóc Sơn Hà Nội. (Trang 62 - 63)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.6. Chi tiêu của khách du lịch đến các điểm du lịch tại rừng phòng hộ

huyn Sóc Sơn

Đa số khách đến khu du lịch rừng phòng hộ thường đi về trong ngày, nếu có ở lại thì thời gian lưu trú của khách thông thường không quá 02 đêm. Chính vì vậy, họ ít có thời gian chi tiêu vào việc lưu trú, ăn uống và vận chuyển. Đồng thời hệ thống dịch vụ bổ sung ở đây còn hạn chế nên ngoài nhu cầu cơ bản như tham quan, tìm hiểu, khám phá thì những nhu cầu đặc trưng như mua sắm của khách du lịch hầu như chưa được đáp ứng.

Lượng khách du lịch nội địa đến khu du lịch rừng phòng hộ chi trả cho các dịch vụ du lịch và tiêu dùng ở mức dưới 700.000đ/khách/ngày chiếm tới 57%. Đối tượng khách này thường lựa chọn những tour tự phát tự thiết kế, tự đi, tự chi trả đi về trong ngày. Lượng khách có khả năng chi trả từ 700.000đ - 1.000.000đ/khách/ngày chiếm khoảng 29%, thông thường là những khách đi theo đoàn, mua tour trọn gói 3 ngày 2 đêm và họ thích nghỉ tại nhà dân theo hình thức homestay. Còn lại khoảng 14% khách du lịch đến Định Hóa chịu chi trả trên 1.200.000đ/khách/ngày, chủ yếu là khách đoàn lưu trú tại các khách sạn, hoặc các đối tượng khách đi trải nghiệm leo núi, khám phá hệ sinh thái.

Cơ sở phục vụ ăn uống: Ở hầu hết các điểm du lịch trong khu vực rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn đều có hàng ăn. Tuy nhiên, các món ăn thì chưa được phong phú, trình độ chế biến chưa cao, chưa đảm bảo về chất lượng, các món đặc sản mang hương vị núi rừng còn hạn chế. Đặc biệt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đồ uống chưa được thực sự quan tâm ở đây, chính vì thế khi du lịch cuối tuần ở đây khách du lịch thường tự chuẩn bị đồ

ăn thức uống nên doanh thu từ hoạt động phục vụ ăn uống tại các khu du lịch của rừng phòng hộ rất khiêm tốn.

Các hộ kinh doanh thương mại lại chủ yếu tập trung ở các khu vực dân cư, các khu vực khách du lịch lui tới chưa có được sự thống nhất về bày bán các sản phẩm, chưa có một trung tâm giới thiệu sản phẩm có quy mô lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Du lịch sinh thái và dịch vụ tại rừng phòng hộ, huyện Sóc Sơn Hà Nội. (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)