4. Ý nghĩa của đề tài
3.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển sản phẩm du lịch
Cơ chế chính sách là một trong những nhân tố quan trọng để du lịch sinh thái khu rừng phòng hộ tại huyện Sóc Sơn phát triển. Do vậy các cơ quan ban ngành liên quan của Trung ương và địa phương phải bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách đồng bộ và thống nhất theo hướng:
Ưu tiên khuyến khích việc khai thác các tiền năng du lịch sinh thái, đặc biệt đối với khu rừng phòng hộ. Cần có các chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư của thành phố Hà Nội cũng như của huyện Sóc Sơn.
Ban hành cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, kinh doanh sản phẩm du lịch theo định hướng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhà đầu tư chiến lược của huyện (cơ chế hỗ trợ về giá điện nước, thuế đất; tạo diễn đàn công-tư để tiếp nhận giải quyết các khó khăn, rào cản trong kinh doanh của doanh nghiệp…)
Xây dựng cơ chế liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa ngành du lịch và các ngành liên quan (giao thông, văn hoá, nông nghiệp, truyền thông, thương mại…); tạo cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị quản lý phát triển du lịch từ cấp thành phố tới cấp quận/huyện, ban quản lý khu/điểm du lịch; tạo cơ chế liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa các điểm du lịch trong huyện.
Phải có quy định và chế tài đảm bảo các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái đúng với nguyên tắc của hoạt động du lịch này và bảo đảm đúng với quan điểm và mục tiêu, định hướng của Nhà nước và của thành phố Hà Nội cũng như của huyện Sóc Sơn đã đề ra. Phải có cơ chế lợi ích và chế tài đủ mạnh để dàng buộc và nâng cao chất lượng trong phối hợp và thống nhất hành động của các công ty điều hành hướng dẫn du lịch; người quản lý khu bảo tồn, cộng đồng dân cư.