4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.3. Mục đích của khách du lịch đến với các điểm du lịch tại rừng
Diện tích rừng do Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng quản lý chủ yếu là những vùng rừng nằm trong các dãy núi, đồi thấp, và trung bình. Có nhiều suối, hồ nước tạo cảnh quan. Rừng trên địa bản quản lý là nơi cư trú của nhiều loài thực vật, và một số loại động vật loài động vật trong số đó có rất
nhiều loài có lợi cho hoạt động chăn nuôi thúc đầy kinh tế của người dân. Do điều kiện địa lý như vậy nên Ban quản lý rừng phòng hộ - Đặc dụng rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái. Khách du lịch đến với các điểm du lịch tại rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn chủ yếu tập trung vào một số mục đích như: nghỉ dưỡng, leo núi, cắm tại và khám phá thiên nhiên, tham quan di tích lịch sử, lễ hội, ẩm thực, làng nghề và tìm hiểu văn hóa. Theo khảo sát của phòng Văn hóa mục đích đến điểm du lịch tại rừng phòng hộ, huyện Sóc Sơn của khách du lịch được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3: Mục đích của khách du lịch đến rừng phòng hộ ĐVT: % STT Mục đích của du khách Khách nội địa Khách nước ngoài 1 Thăm quan di tích lịch sử cách mạng 4,46 0
2 Tham gia lễ hội 19,43 15,43
3 Nghỉ dưỡng, leo núi, cắm trại, nghiên cứu đa
dạng sinh học 34,56 39,34
4 Khám phá thiên nhiên, đào tạo kỹ năng sống,
bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy rừng, 25,17 15,61 5 Thưởng thức ẩm thực và đặc sản 5,61 10,03
6 Thăm quan làng nghề 8,94 4,12
7 Thăm quan tìm hiểu văn hóa 10,77 15,47
Nguồn: Báo cáo khảo sát của phòng văn hóa huyện sóc sơn, 2020
Qua bảng 3.3 ta thấy du khách đến các điểm du lịch tại khu rừng phòng hộ với các mục đích khác nhau. Với tỷ lệ 34,56% khách nội địa và 39,34 % khách nước ngoài cho thấy đây là tỷ lệ đến với các điểm du lịch tại khu rừng phòng hộ là cao nhất.
Qua quan sát, điều tra thực tế, đối tượng khách du lịch chủ yếu đến vùng này là học sinh, sinh viên, các cặp tình nhân và khách du lịch đi cùng
với gia đình. Do Sóc Sơn là điểm du lịch mới, còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cơ sở hạ tầng, hình thức du lịch… nên chưa thu hút được đa dạng đối tượng khách như các địa danh du lịch khác.
3.1.5. Nhu cầu lưu trú và sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch đến rừng phòng hộ
Ngày lưu trú của khách có vai trò rất lớn trong việc gia tăng doanh thu cho ngành du lịch và dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay ở các điểm du lịch rừng phòng hộ đang đối mặt với hiện tượng khách du lịch có thời gian lưu lại ít. Thế mạnh của du lịch ở khu rừng phòng hộ là loại hình du lịch sinh thái và dịch vụ, tuy nhiên so với các điểm đến khác, thị trường du lịch sinh thái và dịch vụ khu rừng phòng hộ không mấy nhộn nhịp. Mặc dù lượng khách du lịch đến đây tương đối ổn định và có tăng trưởng qua các năm nhưng chủ yếu họ về thành phố Hà Nội để nghỉ đêm. Nhu cầu lưu trú và sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch đến các điểm du lịch tại khu rừng phòng hộ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4. Nhu cầu lưu trú và sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch
ĐVT: %
STT Nhu cầu lưu trú Khách nội địa Khách quốc tế
1 Không lưu trú 78,00 65,00
2 Lưu trú 2 đêm 22,00 35,00
Nguồn: Báo cáo khảo sát phòng Văn hóa huyện Sóc Sơn, năm 2020
Thời gian lưu trú của khách du lịch ở các điểm du lịch rừng phòng hộ thường ngắn, phổ biến nhất là hành trình đi về trong ngày 78,00% đối với khách nội địa. Tuy nhiên, cũng có khoảng 22,00% lượng du khách nội địa có như cầu lưu trú qua đêm. Đối tượng khách này thường chọn những nhà nghỉ hoặc khách sạn tiêu chuẩn trung bình làm nơi lưu trú. Có một số ít khách du lịch có nhu cầu lưu trú ở những khách sạn cao cấp hơn nhưng do cơ sở vật chất ở các điểm du lịch còn hạn chế nên lượng khách này lại không nghỉ tại
điểm du lịch mà lại quay về thành phố Hà Nội để nghỉ đêm. Điều này làm thất thoát một số lượng khá lớn doanh thu từ lưu trú của khu du lịch rừng phòng hộ. Đặc biệt, không thể không kể đến một số lượng hiếm hoi khách du lịch quốc tế tham gia các tour du lịch trọn gói hay các tour du lịch từng phần thông qua các công ty du lịch nên lượng khách này lại thích thú với việc lưu trú ở homestay cùng người dân bản địa nhưng số lượng cũng không nhiều.
Qua bảng trên đã thể hiện rõ chưa thành công trong việc thu hút khách du lịch có nhu cầu lưu trú dài ngày đối với khách quốc tế, chỉ có 35% khách có nhu cầu ở qua 1 đêm, số còn lại 65% không có nhu cầu lưu trú.
Tổng số cơ sở lưu trú trong khu rừng phòng hộ hiện là 203 cơ sở với 860 phòng, và số lượng giường là 1.804 giường. Hệ thống cơ sở lưu trú của khu du lịch nằm trong khu vực rừng phòng hộ. Các cơ sở lưu trú chủ yếu là của tư nhân, điều này chứng tỏ cư dân tham gia vào hoạt động du lịch nhiều xong tiêu chuẩn vẫn chưa cao chủ yếu là nhà trọ, nhà nghỉ, homestay.
Bảng 3.5. Cơ sở lưu trú du lịch tại khu rừng phòng hộ năm 2020 TT Phân loại cơ sở lưu trú Số lượng
(cơ sở) Số phòng (phòng) Số giường (giường) 1 Nhà trọ 15 63 63 2 Nhà Nghỉ 25 230 460 3 Homestay 147 147 441 4 Khách sạn 16 420 840 Tổng 203 860 1.804 Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2020
Tuy có lượng khách tương đối khá, nhưng so với tiềm năng du lịch của huyện Sóc Sơn thì vẫn còn rất khiêm tốn. Một số vấn đề còn tồn tại của du lịch Sóc Sơn nói chung và các điểm, khu du lịch trên địa bàn nói riêng mà cần phải giải quyết để thúc đẩy du lịch chung của toàn huyện đó là:
Các cơ sở lưu trú của các điểm du lịch ở khu rừng phòng hộ còn rất nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao do xây dựng đã lâu, phòng cũ cải tạo lại. Điều này là một bước cản rất lớn khi du khách muốn thực hiện lưu trú qua đêm (Tour du lịch cuối tuần 2 ngày).
3.1.6. Chi tiêu của khách du lịch đến các điểm du lịch tại rừng phòng hộ
huyện Sóc Sơn
Đa số khách đến khu du lịch rừng phòng hộ thường đi về trong ngày, nếu có ở lại thì thời gian lưu trú của khách thông thường không quá 02 đêm. Chính vì vậy, họ ít có thời gian chi tiêu vào việc lưu trú, ăn uống và vận chuyển. Đồng thời hệ thống dịch vụ bổ sung ở đây còn hạn chế nên ngoài nhu cầu cơ bản như tham quan, tìm hiểu, khám phá thì những nhu cầu đặc trưng như mua sắm của khách du lịch hầu như chưa được đáp ứng.
Lượng khách du lịch nội địa đến khu du lịch rừng phòng hộ chi trả cho các dịch vụ du lịch và tiêu dùng ở mức dưới 700.000đ/khách/ngày chiếm tới 57%. Đối tượng khách này thường lựa chọn những tour tự phát tự thiết kế, tự đi, tự chi trả đi về trong ngày. Lượng khách có khả năng chi trả từ 700.000đ - 1.000.000đ/khách/ngày chiếm khoảng 29%, thông thường là những khách đi theo đoàn, mua tour trọn gói 3 ngày 2 đêm và họ thích nghỉ tại nhà dân theo hình thức homestay. Còn lại khoảng 14% khách du lịch đến Định Hóa chịu chi trả trên 1.200.000đ/khách/ngày, chủ yếu là khách đoàn lưu trú tại các khách sạn, hoặc các đối tượng khách đi trải nghiệm leo núi, khám phá hệ sinh thái.
Cơ sở phục vụ ăn uống: Ở hầu hết các điểm du lịch trong khu vực rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn đều có hàng ăn. Tuy nhiên, các món ăn thì chưa được phong phú, trình độ chế biến chưa cao, chưa đảm bảo về chất lượng, các món đặc sản mang hương vị núi rừng còn hạn chế. Đặc biệt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đồ uống chưa được thực sự quan tâm ở đây, chính vì thế khi du lịch cuối tuần ở đây khách du lịch thường tự chuẩn bị đồ
ăn thức uống nên doanh thu từ hoạt động phục vụ ăn uống tại các khu du lịch của rừng phòng hộ rất khiêm tốn.
Các hộ kinh doanh thương mại lại chủ yếu tập trung ở các khu vực dân cư, các khu vực khách du lịch lui tới chưa có được sự thống nhất về bày bán các sản phẩm, chưa có một trung tâm giới thiệu sản phẩm có quy mô lớn.
3.1.7. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch và dịch vụ
Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền thành phố Hà Nội , đặc biệt là các ban ngành của huyện và chính quyền địa phương, du lịch sinh thái và dịch vụ đã được quan tâm nhiều. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư của nhà nước vào khu du lịch rừng phòng hộ là chưa có, 100% số vốn bỏ ra để đầu tư vào du lịch là do cá nhân và các doanh nghiệp.
Bảng 3.6. Vốn đầu tư cho các điểm du lịch tại rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn giai đoạn 2018 - 2020
ĐVT: Tr. đ
STT Năm Vốn đầu tư cho du lịch
1 2018 12.156
2 2019 24.853
3 2020 6.234
Tổng 31.087
Nguồn: theo kết quảđiều tra của tác giả năm 2020
Qua số liệu bảng 3.6 cho thấy chi phí đầu tư cho các điểm du lịch tại rừng phòn hộ tổng do cá nhân và các tổ chức đầu tư là 31.087 triệu đồng trong đó năm 2018 12.156 triệu đồng đến năm 2019 tổng đầu tư vào các điểm du lịch sinh thái và dịch vụ tại khu rừng phòng hộ tăng lên 2,04%, vốn đầu tư này đã thay đổi, nâng cấp, cải tạo cảnh quan và xây dựng thêm nhiều hạng mục tại các điểm du lịch sinh thái thu hút khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm nhiều hơn. Tuy nhiên đến năm 2020 do ảnh hưởng của dịch covid nên tất cả các hạng mục đầu tư vào các điểm du lịch sinh thái và dịch vụ khu rừng phòng hộ bị
ngừng lại, tổng số vốn đầu tư vào các điểm du lịch là 6.234 triệu đồng, năm 2020 do tình hình dịch bệnh số khách du lịch đến với khu rừng đặc dụng giảm nhiều do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của các nhà đầu tư.
3.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch sinh thái và dịch vụ tại các điểm du lịch trong khu rừng phòng hộ vụ tại các điểm du lịch trong khu rừng phòng hộ
3.2.1. Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái và dịch vụ của khu rừng phòng hộ phòng hộ
Du lịch đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế của huyện Sóc Sơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ đô thị và làm thay đổi bộ mặt huyện. Đặc điểm nổi bật nhất của du lịch tại huyện Sóc Sơn là phát triển sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh thành sản phẩm du lịch chính, mũi nhọn; nâng cao chất lượng lễ hội Gióng ở đền Sóc; xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp với các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề; xây dựng các tuyến du lịch nội vùng như: Đền Sóc - Chùa Non - Học viện Phật giáo - Tượng đài Thánh Gióng - hồ Đồng Quan - Việt phủ Thành Chương, Đền Sóc - Hồ Đồng Mô, Đền Sóc - Cổ Loa - trung tâm Hà Nội, Đền Sóc - Tây Thiên - Đại Lải…
Bảng 3.7: Doanh thu hoạt động du lịch sinh thái và dịch vụ của các điểm du lịch tại khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn
Năm Doanh thu từ du lịch sinh thái và dịch vụ tại các điểm du lịch của rừng phòng hộ (tỷ đồng) Tổng doanh thu từ du lịch của toàn huyện (tỷ đồng) Tỉ lệ doanh thu từ du lịch sinh thái và dịch vụ tại các điểm du lịch của rừng phòng hộ /Tổng doanh thu du lịch toàn
huyện (%)
2018 11,81 70,854 0,17
2019 18,67 100,329 0,19
2020 9,45 56,684 0,20
Qua bảng 3.7 ta thấy doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái và dịch vụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu từ hoạt động du lịch của huyện Sóc Sơn, năm 2018 chiếm 0,17%, năm 2019 chiếm 0,189% đến năm 2020 chiếm 0,20% so với doanh thu về hoạt động du lịch trên toàn huyện. Thực tế cho thấy những đóng góp khiêm tốn này chính là do khu du lịch sinh thái và dịch vụ tại rừng phòng hộ kinh phí đầu tư vẫn còn hạn hẹp, chưa được nhà nước quan tâm đầu tư. Những khu du lịch sinh thái và dịch vụ kinh phí đầu tư cũng như hoạt động đều là do doanh nghiệp và các hộ dân bỏ ra từ đó dẫn đến việc đầu tư chưa được đồng bộ, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ khác du lịch còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, hầu như tập trung nhiều vào du lịch tham quan sinh thái, trải nghiệm. Khách du lịch đến đây tham quan rất ít sử dụng dịch vụ lưu trú. Bởi vậy du lịch và dịch vụ khu rừng phòng hộ chưa có sức hút thực sự đối với du khách.
Những kết quả đạt được trong thời gian qua mới chỉ là bước đầu, chưa phản ánh hết tiềm năng của khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, trong thời gian qua hầu như chỉ trú trọng khai thác các khu trải nghiệm mà chưa có kế hoạch phát triển du lịch và dịch vụ toàn diện để thúc đẩy khách du lịch lưu trú lại. Trong thời gian tới, các tiềm năng du lịch và dịch vụ trên địa bàn cần phải được nghiên cứu một cách khoa học, đánh giá một cách đầy đủ để từ đó có định hướng, lộ trình phát triển thích hợp.
3.2.2. Thu nhập của lao động từ hoạt động du lịch và dịch vụ
Hoạt động phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ đã và đang có bước phát triển, huyện đã phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ tổ chức các sự kiện, các hoạt động, đón tiếp nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế bình quân mỗi năm đón gần triệu lượt khách đến với các dịch vụ du lịch tại khu rừng phòng hộ, góp phần tạo thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện.
Bảng 3.8. Thu nhập của người lao động từ hoạt động du lịch và dịch vụ giai đoạn 2018 - 2020 STT Năm Thu nhập từ du lịch và dịch vụ (trđ/lđ/năm) Tổng thu nhập bình quân của người lao động (trđ/lđ/năm) Tỷ lệ thu nhập từ du lịch và dịch vụ / Tổng thu nhập (%) 1 2018 21,42 34,73 61,67 2 2019 28,62 45,84 62,49 3 2020 18,16 38,35 47,35
Nguồn: Báo cáo Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn năm 2020.
Qua bảng trên ta thấy bên cạnh việc thu nhập từ hoạt động du lịch người dân còn thu nhập từ làm nông nghiệp và lâm nghiệp và một số ngành nghề kinh doanh tự do khác. Tổng thu nhập bình quân của người lao động năm 2018 đạt 34,73 triệu đồng/người/năm, năm 2019 đạt 45,84 triệu đồng/người/năm; năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh covid nên đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành, nghề của người dân do đó tổng thu nhập của người dân chỉ đạt 28,35 triệu đồng/người/năm. Trong 2 năm 2018, 2019 do chưa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid nên thu nhập của người dân đã tang lên do đó đời sống người dân được ổn định và phát triển.
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn năm 2018 chiếm 61,67%; năm 2019 chiếm 62,49% tổng thu nhập từ hộ dân. Điều này cho thấy người dân tại khu rừng phòng hộ đã chủ động phát triển khu du