Giải pháp khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Du lịch sinh thái và dịch vụ tại rừng phòng hộ, huyện Sóc Sơn Hà Nội. (Trang 74)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.4.6. Giải pháp khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch

- Tăng cường quảng bá, đào tạo cho người dân để người dân hiểu rõ hơn về lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại và ý nghĩa, vai trò của du lịch cộng đồng đối với việc nâng cao, cải thiện đời sống, bảo vệ tài nguyên và văn hóa địa phương. Đồng thời, trang bị cho cộng đồng những kiến thức cơ bản về du lịch, các kỹ năng đón tiếp khách du lịch, phát triển dịch vụ tại điểm đón khách du lịch và kết hợp dịch vụ tạo tính đa dạng cho khách du lịch. Tạo sự hiểu biết và hứng thú của cộng đồng đối với việc tham gia hoạt động du lịch.

- Tạo hỗ trợ cần thiết về vốn để cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị nhằm đón tiếp khách du lịch, đặc biệt khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình có đủ điều kiện đón khách, cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển tham gia phát triển du lịch thông qua các chính sách mở về vốn, thuế....

- Giúp đỡ cộng đồng tạo mối liên kết với các công ty, doanh nghiệp du lịch, tạo tour, tuyến, đưa du lịch cộng đồng đến gần hơn với du khách.

- Có chế độ khen thưởng và tuyên dương đối với các cá nhân, các hộ gia đình có tư duy sáng tạo, phát triển du lịch hiệu quả. - Hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền về du lịch địa phương, giới thiệu những hình ảnh về du lịch địa phương với khách du lịch và các công ty lữ hành thông qua các kênh truyền thông, các chương trình quảng bá du lịch, các lễ hội, những ngày kỷ niệm lớn v.v....

- Tổ chức họp thường kỳ, thống kê kết quả đạt được và các khó khăn còn đang vấp phải, lấy ý kiến dân chủ công khai của người dân tham gia hoạt động du lịch, nỗ lực cùng với người dân khắc phục các vấn đề còn tồn tại.

- Khôi phục, bảo tồn và khai thác sản phẩm du lịch từ các lễ hội, các ngành nghề truyền thống, văn nghệ dân gian v.v...., khuyến khích người dân tham gia, xây dựng và hưởng lợi ích từ các hoạt động này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

(1) Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch sinh thái và dịch vụ.

(2) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch sinh thái và dịch vụ tại rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn giai đoạn 2018 - 2020, tác giả có một số nhận xét sau:

Thứ nhất, Khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn tuy có diện tích không lớn

nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng được coi là “lá phổi xanh” điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời là nơi nghỉ dưỡng và có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, vui chơi giải trí như vùng Núi Hồ Hàm Lợn, hồ Đồng Quan, Hồ hoa sơn, Hồ đình phú, Hồ kèo cà, Hồ anh bé, Văn lang, Bản Rõm, my hill… kết hợp chuỗi các nhà hàng sinh thái Hương Tràm, Ngọc Linh, Văn lang ... .Đây là lợi thế không phải huyện nào cũng có được để phát triển kinh tế, xã hội huyện Sóc Sơn nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.

Thứ hai: Vai trò của hoạt động du lịch sinh thái, dịch vụ đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, nâng cao đời sống vật chất - văn hóa - xã hội của nhân dân. Cụ thể thu nhập của người dân được tăng lên qua các năm nhờ tham gia hoạt động du lịch (thu nhập từ hoạt động du lịch chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu của hộ, năm 2018 chiếm 61,67%; năm 2019 chiếm 62,49%; năm 2020 do bị ảnh hưởng của dịch covid nên thu nhập từ hoạt động du lịch giảm, chiếm 47,35%).

Thứ ba: Trong khu rừng phòng hộ hoạt động du lịch tự phát vẫn còn diễn ra nhiều số lượng khách đi du lịch sinh thái ngày một tăng cao luôn xảy ra tình trạng tranh chấp khách, mạnh ai người ấy làm dẫn đến tình trạng xả rác bừa bãi trong rừng, ven rừng không ai chịu trách nhiệm, không có nhà vệ sinh, không có người dọn rác gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ môi trường tự

nhiên, gây cháy rừng, mất an ninh trật tự đánh nhau, tệ nạn xã hội đánh bài bạc, hút trích ma túy, gia tăng tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông, tai nạn đuối nước tại các hồ hàng năm đã thường xuyên xảy ra.

Thứ tư: Những vấn đề xã hội cũng là vấn đề cần giải quyết để tạo môi

trường an toàn, lành mạnh cho khu vực. Do quá trình cung cấp dịch vụ du lịch là tự phát nên việc quản lý du khách vào ra khu vực rừng, hồ chưa được thực hiện. Điều này dễ dẫn đến những tình huống mất an ninh, an toàn trật tự trong khu vực. Tình trạng tranh giành du khách giữa các hộ kinh doanh cũng là vấn đề đang diễn ra. Điều này có tác động không tốt đến hình ảnh du lịch cũng như tình hàng xóm láng giềng của các hộ sống trong khu vực.

2. Kiến nghị

2.1. Đối vi thành ph Hà Ni

- Chỉ đạo xây dựng hệ thống quản lý thống nhất đối với khu rừng phòng hộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng DLST.

- Ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch sinh thái thuộc khu rừng phòng hộ, tạo điều kiện tiếp cận các khu vực có tiềm năng DLST.

- Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư xem xét các dự án đầu tư phát triển các khu DLST trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt.

- Có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tại chỗ hoặc tại các tỉnh, thành phố có DLST phát triển.

- Hỗ trợ quảng bá các điểm du lịch tại khu rừng phòng hộ trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Đề nghị Sở NN&PTNT tạo điều kiện cho đơn vị được hưởng các chính sách ưu đãi về phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ phát triển rừng.

- Nguồn vốn đầu tư để thực hiện phương án là nguồn vốn xã hội hóa nên đề nghị cho phép Ban quản lý rừng phòng hộ đặc dụng Hà Nội liên danh,

liên kết với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để cùng tham gia đầu tư xây dựng các hạng mục công trình và khai thác sử dụng có hiệu quả các điểm DLST và dịch vụ tại khu rừng phòng hộ.

- Cho phép thu vé vào khu du lịch, vé tham quan rừng phòng hộ, thăm quan cảnh quan môi trường tự tạo, vé trông xe ô tô, xe máy và phí vệ sinh môi trường.

2.2. Đối vi huyn Sóc Sơn

- Hình thành bộ máy quản lý chung chịu trách nhiệm quy hoạch, thiết kế, bố trí các phân khu chức năng trong khu vực. Phân ra các tổ, đội, nhóm chịu trách nhiệm những mảng chuyên biệt. (Quản lý bảo vệ rừng và an ninh, an toàn khu vực, sản xuất nông lâm nghiệp, hướng dẫn viên du lịch, quản lý kinh tế, kỹ thuật, thiết kế…).

Tổ chức Marketing và quảng cáo các điểm du lịch. Đặt biển quảng cáo, tờ rơi, áp phích, ấn phẩm chứa hình ảnh và thông tin tại từng khu và ngoài trục đường chính. Tăng cường hình thức Marketing online trên các mạng xã hội (Facebook, instagram…) hiện nay đang đem lại hiệu quả rất lớn, mọi người đều có thể tiếp cận mà không phải mất chi phí.

- Tổ chức cho các cán bộ quản lý đi thăm quan, học hỏi các mô hình phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững đã và đang được triển khai có hiệu quả trên cả nước. Từ đó có được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết trong quá trình triển khai, tổ chức, xây dựng và quản lý hoạt động của khu du lịch.

- Tăng cường công tác giáo dục và nâng cao nhận thức về DLST cho cộng đồng dân cư địa phương, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công tác bảo tồn tài nguyên môi trường sinh thái một cách bền vững.

- Cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào hoạt động DLST. Sự tham gia của người dân địa phương sẽ góp phần tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho họ. Nguồn thu nhập từ

hoạt động kinh doanh du lịch sẽ hỗ trợ dân địa phương trong việc cải thiện, nâng cao đời sống văn hoá và có tác động tích cực đến việc quản lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Thống nhất hình thức quản lý, khai thác du lịch khu vực lòng hồ và vùng lân cận với UBND xã Nam Sơn và huyện Sóc Sơn. Thống nhất đưa các hộ đang thực hiện kinh doanh du lịch tự phát thành một phần trong tổng thể quy hoạch của khu, đảm bảo quyền lợi ích kinh tế, xã hội cho các hộ, cung cấp về nguồn nhân lực, lực lượng quản lý, hướng dẫn viên bản xứ, các đặc sản của khu vực đến du khách ngay trên đất sản xuất của mình.

- Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường mòn leo núi, sớm bê tông hóa các tuyến đường dẫn vào khu vực du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để các loại xe chở khách lớn có thể ra vào dễ dàng.

- Hình thành tổ hợp hệ thống du lịch tổng thể của khu vực. Kết nối đến các điểm du lịch trọng điểm khác mà nhu cầu du khách mong muốn như: quần thể du lịch đền Sóc, tham quan khu bảo tồn các loài động vật hoang dã, các khu vực hồ đập nhân tạo khác. Hình thành các tour, tuyến du lịch vừa mang hình thức thư giãn, nghỉ ngơi, vừa tạo điều kiện tham quan, học tập về tự nhiên, lịch sử cho du khách. Trước mắt hình thành một mô hình kết nối du lịch giữa khu vực núi hồ Hàm Lợn và các điểm du lịch nhỏ lẻ lân cận như: Khu du lịch sinh thái bản dõm, khu du lịch sinh thái hồ Đình Phú, Khu du lịch nghỉ dưỡng biệt thự Xóm Núi và hệ thống chuỗi nhà hàng sinh thái hồ Đồng Quan, tạo thành một hệ thống du lịch da dạng các loại hình dịch vụ, du lịch từ đó thu hút được nhiều loại hình du khách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng việt

1. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2011), Du lịch và dịch vụ những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam

2. Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch và dịch vụ - một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường, Tổng cục Du lịch, tr.98.

3. Chi cụ thống kê huyện Sóc Sơn (2018-2020) “Số liệu thống kê chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện Sóc Sơn’’

4. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2019), Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2018, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2020), Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2019, Nhà xuất bản Thống kê.

6. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2021), Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2020, Nhà xuất bản Thống kê.

7. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2014), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội

8. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội, một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng,

Nxb Khoa học xã hội.

9. Nguyễn Đình Hòa (2014), “Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (3).

10. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Bảo tồn văn hóa như một hoạt động phát triển du lịch, Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 06/04/2012

11. Phan Quang Huy (2012), “Góp ý kiến để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr 29.

12. Đinh Trung Kiên (2013) “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu mới”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr75

13. Kreg Lindberg and Donald E.Hawkins (l999), Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý.

14. Nguyễn Thị Hoa Lệ, (2015) “Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam,

15. Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Trường Tân (2012), Quản lý di sản văn hóa, Nxb ĐHQG Hà Nội.

16. Luật du lịch, 2017 số 09/2017/QH14

17. Phòng tài nguyên môi trường (2018-2020) “Các báo cáo thống kê tình hình biến động đất đai của huyện Sóc Sơn ’’

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Du lịch, Nxb Lao động

19. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (2018), phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 20. Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

21. Quyết định số 1250/QĐ-TTg, ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

22. Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

23. Quyết định số 218/QĐ-TTg, ngày 7/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

24. Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

25. Thủ tướng Chính phủ, .Quyết .định .số .218/QĐ-TTg .ngày .07/02/20l4 .của Thủ .tướng .Chính .phủ .phê .duyệt .Chiến .lược .quản .lý .hệ .thống .rừng .đặc .dụng, .khu .bảo .tồn .biển, .khu .bảo .tồn .vùng .nước .nội .địa .Việt .Nam .đến .năm .2020, .tầm .nhìn .đến .năm .2030;

26. Thủ tướng Chính phủ, .Quyết .định .số .20l/QĐ-TTg, .ngày .22 .tháng .l .năm .20l3 .của .Thủ .tướng .Chính .phủ .phê .duyệt .Quy .hoạch .tổng .thể .phát .triển .du .lịch .Việt .Nam .đến .năm .2020, .tầm .nhìn .đến .năm .2030;

27. UBND huyện Sóc Sơn, báo cáo số 637/BC-UBND, ngày 3/12/1018 về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ANQP năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu năm 2019.

II. Tài liệu tham khảo quan mạng Internet

28. https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/khac-phuc-bat-cap-trong- phat-trien-du-lich-cong-dong--607732/ 29. http://itdr.org.vn/nhung-van-de-dat-ra-trong-phat-trien-du-lich-sinh- thai-o-viet-nam/ 30. 3.http://vnuf.edu.vn/documents/454250/1793717/19.B%C3%B9i%20T h%E1%BB%8B%20M.%20Nguy%E1%BB%87t.pdf 31. https://www.slideshare.net/trongthuy2/luan-van-phat-trien-du-lich-sinh- thai-tai-vuon-quoc-gia-u-minh-thuong 32. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/du-lich-sinh-thai-thuc- day-phat-trien-kinh-te-nong-thon-vung-dong-bang-song-cuu-long- 312032.html 33. https://odclick.com/chuyen-san/phan-tich-nganh/tiem-nang-phat-trien- nganh-du-lich-sinh-thai-viet-nam/

34. http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/27004 35. http://imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/luan-van-bao-cao/nong-lam- ngu/thuc_trang_phat_trien_du_lich_sinh_thai_o_viet_nam_578.pdf 36. https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12467/1/0205000142 1.pdf 37. https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/tiem-nang-va-dinh-huong-phat- trien-du-lich-sinh-thai-tai-khu-du-lich-mau-son-lang-son-1537233.html

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh hoạt động trong các khu du lịch sinh thái tại khu rừng phòng hộ

Hoạt động tập thể Trải nghiệm kỹ năng sinh tồn

Nhà hàng và vườn sinh thái

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Du lịch sinh thái và dịch vụ tại rừng phòng hộ, huyện Sóc Sơn Hà Nội. (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)