4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.7. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch và dịch vụ
Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền thành phố Hà Nội , đặc biệt là các ban ngành của huyện và chính quyền địa phương, du lịch sinh thái và dịch vụ đã được quan tâm nhiều. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư của nhà nước vào khu du lịch rừng phòng hộ là chưa có, 100% số vốn bỏ ra để đầu tư vào du lịch là do cá nhân và các doanh nghiệp.
Bảng 3.6. Vốn đầu tư cho các điểm du lịch tại rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn giai đoạn 2018 - 2020
ĐVT: Tr. đ
STT Năm Vốn đầu tư cho du lịch
1 2018 12.156
2 2019 24.853
3 2020 6.234
Tổng 31.087
Nguồn: theo kết quảđiều tra của tác giả năm 2020
Qua số liệu bảng 3.6 cho thấy chi phí đầu tư cho các điểm du lịch tại rừng phòn hộ tổng do cá nhân và các tổ chức đầu tư là 31.087 triệu đồng trong đó năm 2018 12.156 triệu đồng đến năm 2019 tổng đầu tư vào các điểm du lịch sinh thái và dịch vụ tại khu rừng phòng hộ tăng lên 2,04%, vốn đầu tư này đã thay đổi, nâng cấp, cải tạo cảnh quan và xây dựng thêm nhiều hạng mục tại các điểm du lịch sinh thái thu hút khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm nhiều hơn. Tuy nhiên đến năm 2020 do ảnh hưởng của dịch covid nên tất cả các hạng mục đầu tư vào các điểm du lịch sinh thái và dịch vụ khu rừng phòng hộ bị
ngừng lại, tổng số vốn đầu tư vào các điểm du lịch là 6.234 triệu đồng, năm 2020 do tình hình dịch bệnh số khách du lịch đến với khu rừng đặc dụng giảm nhiều do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của các nhà đầu tư.