Kháng sinh trƣớc và sau thủ thuật

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng nội soi mật tụy ngược dòng điều trị sỏi ống mật chủ (Trang 77 - 79)

- Có 82 BN (89,1%) kết quả tốt (có 04 BN làm NSMTND lần 2 ) Có 2 BN (2,2%) kết quả trung bình ( siêu âm còn sót ít sỏi )

4.4.2.Kháng sinh trƣớc và sau thủ thuật

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.4.2.Kháng sinh trƣớc và sau thủ thuật

Kết quả nghiên cứu về vi khuẩn học trong bệnh lý sỏi mật, các tác giả, đều có chung kết quả là: vi khuẩn thường gặp nhất là E. coli, tiếp đến là Enterobacter, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas...và có khi nhiễm cả vi khuẩn kỵ khí như : Bacteroides, Fragilis, Clostridium... Các chủng vi khuẩn có thể nhiễm đơn độc hoặc kết hợp nhiều chủng trên cùng một BN [20],[39],[45].

Bảng 4.1.Kết quả cấy khuẩn của các tác giả

Loại vi khuẩn

Tác giả

E.coli Enterobacter Proteus Klebsiella Pseudomonas

Aeruginosa Citro- bacter Staphylococus (n=30) ( % ) 93,0 67,0 3,3 3,3 30,0 0,0 0,0 (n=12) ( % ) 33,23 21,28 18,36 5,53 5,24 3,49 0,58

[20] n=30 Trần Bảo Long, Đỗ Kim Sơn, Nguyễn Thị Mai [39] n=124 Đoàn Thanh Tùng

Trần Bảo Long, Đỗ Kim Sơn, Nguyễn Thị Mai nhận thấy rằng : nhóm Aminoside có hiệu quả cao trong điều trị nhiễm trùng đường mật, độ nhạy của gentamycine từ 50-73%, của Amykacine từ 67-72%, của Cephalosporin thế hệ 3 từ 50-80%, của nhóm Quinolone từ 63-90%; Ampicilline và cephatolin có độ nhạy rất thấp (31-4%) [20] .

Theo nghiên cứu của Lê Quang Quốc Ánh, trong thời gian đầu làm NSTMND, nhất là trong nội soi điều trị tác giả đều dùng kháng sinh, điều trị giống như một ca phẫu thuật đường mật, nhưng sau đó nhận thấy đi vào đường mật theo phương pháp nội soi không vào đường bụng, không đặt ống Kehr giống như trong phẫu thuật, ít thao tác trong lòng đường ruột, thời gian nội soi ngắn; nên đã quyết định dùng kháng sinh dự phòng là Cephalosporine thế hệ 2 (Zinacef) tiêm tĩnh mạch 30 phút trước khi làm nội soi, sau đó dùng thêm mỗi liều cách nhau 6 giờ [2].

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, không có một phác đồ điều trị kháng sinh cố định, chúng tôi sử dụng kháng sinh dựa theo bệnh cảnh lâm sàng của BN, dựa theo những khuyến cáo trong nghiên cứu của các tác giả đã công bố và dựa vào kinh nghiệm lâm sàng. Ở giai đoạn trước phẫu thuật ( bảng 3.20), phác đồ phối hợp Cephalosporine thế hệ 3 + Quinolone được sử dụng trong 7 BN (7,6%), phác đồ phối hợp Cephalosporin thế hệ 3 + Metronidazode được sử dụng cho 8 BN (8,6%). Cả 2 nhóm BN này đa số được ghi nhận khi vào viện có bệnh cảnh nhiễm trùng đường mật rầm rộ, một số có viêm tụy cấp và các bệnh lý khác kèm theo. Số BN còn lại được dùng Cephalosporin hoặc Quinolone đơn độc. Ở giai đoạn sau của thủ thuật thì tiếp tục dùng kháng sinh thêm 2-3 ngày nữa. Chúng tôi có 5 BN (5,6%) bị biến chứng nhiễm trùng đường mật và viêm tụy cấp, đã có sự phối hợp phác đồ Cephalosporin thế hệ 3 + Metronidazode đáp ứng tốt và xuất viện sau 5-8 ngày, có 1 BN bị thủng tá tràng sau thủ thuật chuyển mổ mở trong bối cảnh nhiễm trùng, nhiễm độc nặng

đã dùng đến Cephalosporin thế hệ 4 nhưng do thể trạng suy kiệt già yếu đã tử vong.

Theo một số tác giả trong và ngoài nước dùng kháng sinh dự phòng trong NSMTND giúp điều trị bệnh lý mật tụy đáp ứng tốt 94% [2],[35],[45],[76].

Tóm lại với phác đồ điều trị kháng sinh trước thủ thuật và sau thủ thuật, tuỳ theo bệnh cảnh lâm sàng, nhóm nghiên cứu của chúng tôi (n=87), theo bảng 3.33 thì tỷ lệ đáp ứng tốt cho cả có biến chứng và không biến chứng là 98,8%, cao hơn nhóm nghiên cứu của Lê Quang Quốc Ánh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng nội soi mật tụy ngược dòng điều trị sỏi ống mật chủ (Trang 77 - 79)