- Có 82 BN (89,1%) kết quả tốt (có 04 BN làm NSMTND lần 2 ) Có 2 BN (2,2%) kết quả trung bình ( siêu âm còn sót ít sỏi )
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1 Tuổ
4.1.1. Tuổi
Sỏi ống mật chủ ở các nước Âu - Mỹ phần lớn là sỏi cholesterol, biến chứng của sỏi OMC gia tăng theo tuổi. Do tuổi thọ gia tăng trong vài thập niên vừa qua nên BN lớn tuổi với bệnh tim mạch, đái đường, nội tiết khác….thường hiện diện với bệnh sỏỉ mật. Các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng phần lớn là sỏi sắc tố mật được thành lập trong ống gan, ống mật chủ do giun và nhiễm trùng, do vậy có thể gặp ở người trẻ tuổi [8],[10],[33],[36].
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, biểu đồ 3.1 tuổi trung bình của BN là 59,02 ± 18,57 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 07 tuổi, cao nhất là 89 tuổi. BN sỏi OMC có trong tất cả các nhóm tuổi, nhưng độ tuổi từ 61-90 gặp nhiều nhất chiếm 55,8%, khác biệt có ý nghĩa với các nhóm tuổi khác (p<0,01). Nghiên cứu của Đoàn Thanh Tùng trong luận án công bố năm 2002 về mổ mở của sỏi OMC có sự khác biệt ngược lại với chúng tôi lứa tuổi chủ yếu từ 21-60 tuổi gặp nhiều nhất 80,4%, điều này cũng dễ lý giải vì những BN trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi phần lớn cao tuổi và có nhiều bệnh lý kèm theo với sỏi OMC [39]. Nghiên cứu của Lê Quang Quốc Ánh và cộng sự công bố năm 2010 cũng có kết quả gần tương tự chúng tôi tuổi từ 60-96 tuổi chiếm 56,1% [3].
4.1.2. Giới
Theo các tác giả trong và ngoài nước [2],[15],[61],[97] sỏi đường mật nói chung và sỏi OMC nói riêng gặp ở nữ nhiều hơn nam giới, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ và nam là 2/1. Nghiên cứu La Văn Phương công bố năm 2001 trong 139 trường hợp NSMTND lấy sỏi tỷ lệ nữ là 71,3% và nam là 28,7% xấp xỉ 2/1[25]. Như vậy nhóm nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nữ/nam: 2/1 tương tự nhóm có mẫu lớn.
4.1.3. Địa dƣ
Sỏi OMC ở Việt Nam chủ yếu là sỏi hình thành tại chỗ hay phối hợp với sỏi trong gan do yếu tố nhiễm khuẩn và ký sinh trùng đường mật. Chính vì cơ chế hình thành sỏi như vậy mà sỏi thường gặp ở những BN làm nghề nông và sống ở nông thôn [33],[36]. Đoàn Thanh Tùng công bố trong nhóm nghiên cứu 93 BN chiếm 74,4% ở nông thôn [39].
Một số tác giả cho rằng, điều kiện sống của những người ở nông thôn, môi trường làm việc, chế độ dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh còn thấp nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng đường tiêu hoá, do vậy dễ bị sỏi mật [10] ,[26],[36],[39].
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi ( bảng 3.1) có 57 BN sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ 62,0% và 35 BN ở thành thị chiếm 38,0%, tỉ lệ nông thôn gần gấp đôi thành thị, kết quả gần giống những nhóm nghiên cứu khác.