Kết quả Xquang của chụp đƣờng mật ngƣợc dòng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng nội soi mật tụy ngược dòng điều trị sỏi ống mật chủ (Trang 73 - 76)

- Có 82 BN (89,1%) kết quả tốt (có 04 BN làm NSMTND lần 2 ) Có 2 BN (2,2%) kết quả trung bình ( siêu âm còn sót ít sỏi )

4.3.5.Kết quả Xquang của chụp đƣờng mật ngƣợc dòng

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.3.5.Kết quả Xquang của chụp đƣờng mật ngƣợc dòng

Kết quả X quang của chụp đường mật ngược dòng chỉ thực hiện được 89 BN (96,7%) do có một BN không tìm ra nhú, có 2 BN tìm ra nhú những không đặt được catheter vào OMC để chụp đường mật.

Nhóm nghiên cứu chúng tôi có 5 BN (5,6%) trên X quang kích thước OMC <10mm, 78 BN (87,6%) kích thước OMC 10-20mm, 6 BN (6,8%) kích thước OMC >20mm. Đường kính OMC trung bình là 15,46 ± 8,05mm lớn hơn so với đường kính OMC TB ghi nhận trên siêu âm, điều này phù hợp với lý thuyết của chẩn đoán hình ảnh cho rằng đường kính OMC nhỏ hơn nếu đo trên siêu âm hoặc CT-Scanner, bởi vì chất cản quang bơm vào làm dãn đường mật [14],[19],[36]. Mặt khác theo bảng 3.13 ghi nhận túi mật trên siêu âm có 17 BN(18,6%) có túi mật đã cắt, nếu khi bơm cản quang thuốc không vào túi mật nên áp lực trong OMC sẽ cao hơn và đường kính ngang của OMC lúc này cũng lớn hơn [36],[81]. Điều này được chứng minh rõ rệt qua nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên một số BN được dùng kháng sinh điều trị vài ngày trước thủ thuật và kết quả siêu âm được làm trước đó, với đường kính OMC dãn lớn, nhưng khi chụp qua NSTMND lại có kích thước OMC nhỏ hơn ( BN Lê Quang S. SHS : 34039 kích thước OMC trên siêu âm: 18mm, trên hình ảnh X. quang NSMTND : 12mm ).

Hình 4.1 : Hình ảnh sỏi OMC chụp qua NSMTND

(BN Lê Quang S. SHS : 34039)

Bảng 3.16 cho biết số lượng sỏi trên hình ảnh của NSTMND; nhóm 1 viên sỏi đơn độc có 58 BN(65,2%); nhóm 2 viên sỏi có 24 BN (27,0%); nhóm >2 viên có 3 BN (3,3%); có 4 BN (4,5%) trên siêu âm có sỏi viên rõ, nhưng hình ảnh X

quang của NSMTND không có sỏi rõ ràng, tuy nhiên khi CCVO viêm chít thì thấy sỏi bùn nhỏ, đặc biệt có 2 BN (2,25%) chụp đường mật và siêu âm đều có sỏi, nhưng khi CCVO chẩn đoán là hơi trong đường mật do có tiền sử nối mật ruột. Theo La Văn Phương, Bồ Kim Phương, Đoàn Thị Ái Dân (2000) của bệnh viện đa khoa Cần Thơ có đến 16,7% được chẩn đoán là sỏi OMC nhưng khi làm NSMTND thì không có sỏi [24]. 4 BN viêm chít cơ vòng Oddi có đường kính OMC dãn , thì chỉ định làm NSMTND giảm áp là rất hiệu quả. Trường hợp 2 BN có CCVO và nối mật ruột thì hơi vào đường mật dễ dàng tạo nên sự nhầm lẫn trong siêu âm và chụp đường mật , tuy không điều trị thực thụ nhưng NSMTND giúp chẩn đoán chắc chắn và qua đó súc rửa đường mật hiệu quả trong bệnh cảnh nhiễm trùng đường mật [19],[28] .

Ba trường hợp BN có > 2 viên sỏi qua hình ảnh X quang của NSMTND, nhưng đối chiếu với kết quả siêu âm chỉ có 2 viên sỏi, trong đó 1 viên được ghi nhận do 2 viên dính nhau [2],[13],[26], điều này được giải thích là khi bơm thuốc cản quang vào OMC làm cho sỏi di chuyển và dễ dàng tách ra từng viên . Bảng 3.17 Kích thước sỏi cũng như đường kính OMC được đo ước lượng với đường kính ống nội soi 15mm trên hình ảnh X quang (n=89), sỏi có kích thước <10mm có 34 BN (38,2%), sỏi có kích thước 10-20mm có 51 BN (57,4%), tỷ lệ này cũng tương tự kết quả siêu âm và không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên 4 BN (4,4%) có sỏi có kích thước >20mm (1 BN sỏi viên tròn cứng, 3 BN là đám sỏi mềm lấy dễ dàng khi dùng rọ), sự khác biệt này có thể do sai sót khi đọc kết quả siêu âm mặc dù mỗi BN đều được làm siêu âm chẩn đoán 2 lần trước khi làm thủ thuật. Trên 4 BN này đều có tiền sử mổ mở sỏi OMC trước đó. Lê Tuấn Linh, Nguyễn Duy Huề (1998-1999) nghiên cứu về độ nhạy của siêu âm trên BN có vết mổ củ là 91%, thấp hơn so với các BN không có mổ cũ [19]. Điều này cũng phù hợp với nhóm nghiên cứu của chúng tôi.

Bảng 3.18 ghi nhận vị trí sỏi OMC trên X quang của NSMTND ở đoạn cuối chiếm tỷ lệ cao nhất 69,0%, điều này được giải thích do BN có sỏi OMC từ trước nhưng đến khi sỏi di chuyển đến đoạn cuối gây triệu chứng ứ mật thì

mới nhập viện điều trị. So sánh với kết quả sỏi ở đoạn cuối trên siêu âm là 76,1% thì thấy không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của Lê Quang Quốc Ánh, một số trường hợp khi bơm thuốc cản quang áp lực quá mạnh làm di chuyển sỏi từ đoạn cuối lên đoạn trên OMC [2],[3].

Theo nghiên cứu của Đặng Anh Toàn, sỏi OMC đoạn cuối trên Xquang của NSMTND là 71,4% [36], tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng nội soi mật tụy ngược dòng điều trị sỏi ống mật chủ (Trang 73 - 76)