Đánh độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Seabank) chi nhánh Đà Nẵng (Trang 57 - 60)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.2. Đánh độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Trước khi tiến hành chạy phân tích nhân tố EFA thì ta cần kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến rác. Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item và tính tương quan điểm của từng item với điểm của tổng các items còn lại của phép đo và như trình bày ở trên thì các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3; tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Bảng 2.7: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha Biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha

nếu loại biến

Cronbach’s Alpha Phương tiện hữu hình

PT1 0.856 0.930 0.942 PT2 0.857 0.934 PT3 0.879 0.928 PT4 0.815 0.934 PT5 0.819 0.933 PT6 0.746 0.940 PT7 0.743 0.940 Khả năng làm việc KN1 0.625 0.905 0.901 KN2 0.775 0.874 KN3 0.812 0.867 KN4 0.787 0.872

KN5 0.781 0.873 KN6 0.765 0,868 Sự đáp ứng DU1 0.581 0.814 0.835 DU2 0.570 0.816 DU3 0.514 0.825 DU4 0.706 0.794 DU5 0.621 0.807 Độ tin cậy TC1 0.566 0.809 0.821 TC2 0.631 0.782 TC3 0.760 0.720 TC4 0.627 0.784 TC5 0,653 0.762 Sự cảm thông CT1 0.754 0.765 0.845 CT2 0.750 0.772 CT3 0.741 0.776 CT4 0.486 0.879 CT5 0.664 0.762 CT6 0.701 0.722 Sự hài lòng chung HL1 0.589 0.581 0.728 HL2 0.544 0.664 HL3 0.525 0.678

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20 của tác giả)

Đối với phương tiện hữu hình:

Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.942 > 0.6, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.942. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo bao gồm các biến PT1, PT2, PT3, PT4, PT5, PT6, PT7.

 Đối với khả năng làm việc:

Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.901 > 0,6, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 nhưng giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted của KN1 là 0.905 > 0.901 nên cần loại biếnKN1 nhằm tăng độ tin cậy của thang đo. Chạy lại kiểm định lần thứ 2. Vì vậy, tất cả các biến quan sát được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo là KN2, KN3, KN4, KN5, KN6.

Đối với sự đáp ứng:

Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.835 > 0.6, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.835. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo bao gồm các biến DU1, DU2, DU3, DU4, DU5.

Đối với độtin cậy:

Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.821> 0.6, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.821. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo bao gồm các biến TC1, TC2, TC3, TC4, TC5.

Đối với sựcảm thông:

Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.845 > 0.6, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.845. Vì vậy, tất cả

các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo bao gồm các biến CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6.

Đối với sựhài lòng chung:

Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.728 > 0.6, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.728. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo gồm các biến HL1, HL2, HL3.

Như vậy, sau kiểm định Cronbach’s Alpha, có 1 biến quan sát là KN1 cần phải được loại bỏ trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Bảng thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến như sau:

Bảng 2.8: Tổng hợp các biến và thang đo sau phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2

STT Yếu tố Biến quan sát ban đầu Biến quan sát còn lại Cronbach’s Alpha Biến bị loại 1 Phương tiện hữu hình 7 7 0.942 2 Khả năng làm việc 6 5 0.901 KN1 3 Sự đáp ứng 5 5 0.835 4 Độtin cậy 5 5 0.821 5 Sự cảm thông 6 6 0.845 6 Sự hài lòng chung 3 3 0.728

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20 của tác giả)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Seabank) chi nhánh Đà Nẵng (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)