Văn hoá tổ chức và lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Giới thiệu về quản trị chiến lược (Trang 66)

Các nhà quản trị ngày càng nhận ra tầm quan trọng của văn hoá của tổ chức trong việc đạt tới lợi thế cạnh tranh. Văn hoá tổ chức có thể được xem như một phức hợp của những giá trị, những niềm tin, những giả định, và những biểu tượng mà những điều này xác định cách thức trong đó công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh. Văn hoá tổ chức có ảnh hưởng quan trọng tới các mục tiêu chiến lược và các chính sách; nó cũng tạo ra hoặc ngăn cản việc thực hiện một chiến lược được chon.

Chất lượng của lãnh đạo - những điều thực hiện bởi quản trị cao cấp - có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến việc hình thành và tiến hoá của văn hoá tổ chức và đến toàn bộ chỉ dẫn chiến lược của công ty. John Kotter, một chuyên gia lớn về lãnh đạo, xem lãnh đạo là năng lực trong việc tạo ra sự thay đổi rộng lớn trong toàn bộ tổ chức thông qua chia xẻ tầm nhìn với một số lượng lớn các cá nhân trong toàn bộ tổ chức (truyền tầm nhìn và tạo ra một tầm nhìn chung). Những giá trị và những niềm tin của người sáng lập hoặc của tổng giám đốc thường hình thành văn hoá cho tổ chức.

Mặc dù văn hoá và lãnh đạo của tổ chức là những ảnh hưởng quan trọng tới việc thực hiện những nhiệm vụ của tổ chức, song nó rất khó lượng hoá, phân tích và hiểu được. Các dạng khác nhau của phong cách lãnh đạo và văn hoá sẽ phù hợp với các tổ chức và ngành khác nhau.

• Cảm giác về sự thống nhất và sự hội nhập mà công ty tạo ra cho các thành viên của tổ chức.

• Sự nhất quán của văn hoá của các bộ phận với nhau và với văn hoá của toàn bộ tổ chức.

• Năng lực của văn hoá trong việc nuôi dưỡng, ấp ủ sự đổi mới, sự sáng tạo và sự cởi mở đối với những ý tưởng mới.

• Khả năng để thích ứng và tiến hoá nhất quán với những nhu cầu của sự thay đổi trong môi trường và chiến lược.

• Mức độ động viên của các nhà quản trị và người lao động

Hình 4.7. Đánh giá văn hoá tổ chức và năng lực lãnh đạo

Một phần của tài liệu Giới thiệu về quản trị chiến lược (Trang 66)