Phân loại mục tiêu

Một phần của tài liệu Giới thiệu về quản trị chiến lược (Trang 25 - 28)

Hệ thống mục tiêu của công ty có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận. Thông thường, các tiêu thức để phân loại các mục tiêu của công ty là: thời gian, bản chất của mục tiêu, hình thức của mục tiêu, và tốc độ tăng trưởng ..

Căn cứ theo thời gian

Theo thời gian mục tiêu có thể được chia thành ba loại:

Mục tiêu dài hạn: là những mục tiêu đòi hỏi phải thực trong khoảng thời gian dài, thường khoảng 5 năm trở lên. Những mục tiêu dài hạn thường gắn với những quyết định có tính chiến lược, phạm vi của nó thường rộng hơn nhiều so với mục tiêu trung hạn và ngắn hạn.

Mục tiêu trung hạn: là những mục tiêu nằm khoảng giữa những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, thời gian thực hiện của mục tiêu trung hạn thường khoảng ba năm trở lại.

Mục tiêu ngắn hạn: là những mục tiêu có thời hạn thực hiện khoảng 1 năm trở lại, thường gắn liền với các quyết định chiến thuật và tác nghiệp. Những mục tiêu ngắn hạn thường rất cụ thể và định lượng.

Thực ra việc phân biệt giữa các loại mục tiêu bằng số năm cụ thể như đề cập ở trên không phải bao giờ cũng đúng. Cần định nghĩa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn theo khoảng thờI gian của một chu kỳ quyết định thông thường của Công ty (chu kỳ quyết định là khoảng thời gian cần thiết để thực hiện trọn vẹn một quyết định).Ví dụ Công ty sản xuất xe hơi cần một chu kỳ quyết định khoảng 5 năm để tung ra các mẫu xe hơi mới, như vậy đối với công ty này bất kỳ mục tiêu nào liên quan dến mẫu hàng mới mà phải thực hiện trên dưới 5 năm đều có thể coi là mục tiêu ngắn hạn.

Trong quá trình hoạch định mục tiêu, cả ba loại mục tiêu trên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong đó các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn được xác lập dựa trên những định hướng của mục tiêu dài hạn; mặt khác, phụ thuộc vào các điều kiện của Công ty trong từng lúc.

Căn cứ theo bản chất của mục tiêu

Theo bản chất có thể phân mục tiêu ra làm ba loại:

Những mục tiêu kinh tế :Lợi nhuận, doanh thu, thị phần, năng suất, chất lượng sản phẩm, vị thế cạnh tranh

Những mục tiêu xã hội: Giải quyết công ăn việc làm, tham gia vào các hoạt động từ thiện, vấn đề bảo vệ môi sinh môi trường, tạo ra hình ảnh Công ty trước cộng đồng xã hội .

Những mục tiêu chính trị: Quan hệ tốt với các nhà chức trách địa phương, vận động hành lang nhằm thay đổi chính sách và quy định có lợi cho hoạt động của công ty, tiếp cận và tạo quan hệ tốt đẹp với các cơ quan chính phủ nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin, tạo cơ hội đón nhận các đơn đặt hàng của chính phủ.

25

Trong thực tiễn hoạt động của các công ty, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài đòi hỏi các công ty phải giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa ba loại mục tiêu nói trên. Thực ra ba loại mục tiêu này có mối quan hệ và hỗ trợ lẫn nhau, do vậy khi hoạch định mục tiêu các nhà quản trị cố gắng tạo ra sự kết hợp tối ưu giữa ba loại mục tiêu nói trên. Muốn vậy phải giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.Thực tiễn cho thấy rất nhiều công ty do theo đuổi mục tiêu kinh doanh một cách thuần tuý, không hề quan tâm gì đến mục tiêu xã hội, họ đã bị dư luận lên án và hình ảnh của công ty trước công chúng không mấy đẹp đẽ. Những công ty như vậy sớm hay muộn sẽ bị đào thải. Ngược lại những công ty biết gắn mục tiêu kinh doanh với mục tiêu xã hội và tranh thủ được sự ủng hộ của chính quyền sẽ gặp rất nhiều thuận lợi trong kinh doanh và tạo ra được sự cảm tình và ủng hộ của xã hội, những công ty như vậy sẽ tạo ra được sự phát triển một cách lâu dài và bền vững.

Căn cứ theo cấp độ mục tiêu

Theo cấp bậc tổ chức, mục tiêu có thể được chia thành ba loại:

Mục tiêu cấp công ty: Là những mục tiêu có tính chất tổng quát và dài hạn hơn so với các cấp bậc mục tiêu khác, mục tiêu cấp công ty sẽ tạo cơ sở và định hướng cho các mục tiêu của cấp thấp hơn. Thường thì mục tiêu này sẽ do hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc công ty đề xuất.

Mục tiêu cấp đơn vị kinh doanh: Gắn với từng đơn vị kinh doanh chiến lược như từng sản phẩm, từng nghành kinh doanh riêng biệt. Những mục tiêu cấp đơn vị kinh doanh phải hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu cấp công ty và phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh trong ngành kinh doanh riêng biệt.

Mục tiêu cấp chức năng: Thường gắn liền với mục tiêu cấp kinh doanh, tạo cơ sở cho việc triển khai thực hiện mục tiêu cấp kinh doanh. Phạm vi của mục tiêu cấp chức năng sẽ đề cập đến hoạt động trong từng chức năng cụ thể như sản xuất, tài chính, marketing nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực,..

Việc phân cấp mục tiêu như đề cập ở trên không chỉ quan trọng trong quá trình thiết lập mà còn hết sức ý nghĩa cho việc triển khai mục tiêu một cách có hiệu quả. Trong quản trị chiến lược việc xác định ba cấp độ mục tiêu cơ sở sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược tương ứng (chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp kinh doanh và chức năng)

Căn cứ theo hình thức của mục tiêu

Theo hình thức của mục tiêu, có thể chia mục tiêu của công ty ra thành hai loại.

Mục tiêu định tính: những mục tiêu biểu hiện dưới dạng xu hướng, tính chất mà không ấn định bằng con số cụ thể. Thường được áp dụng khi các vấn đề phức tạp, khó có thể định lưọng được, càng đi cao hơn trong cấu trúc quản lý thì dường như càng có mục tiêu định tính hơn.

Mục tiêu định lượng: những mục tiêu được ấn định bằng các con số cụ thể, có thể được đo lường được bằng các công cụ khác nhau.

Trong quản trị các công ty, các mục tiêu định lượng có một vai trò quan trọng, làm cơ sở tốt cho việc lập kế hoạch, triển khai và kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên trong nhiều trường hơp phức tạp khó định lượng chính xác, nếu chúng ta có gắng đẩy con số lên quá cao sẽ rất nguy hiểm vì có thể làm cho các nhà quản trị gặp phải một số quyết

26

định sai lầm. Như vậy nghệ thuật của viêc hoạch định mục tiêu còn đòi hỏi các nhà quản trị biết phối hợp và lựa chọn một cách hợp lý các mục tiêu định lượng và định tính.

Căn cứ theo tốc độ tăng trưởng

Theo quan điểm và giai đoạn phát triển của công ty, các mục tiêu có thể chia thành ba loại.

Mục tiêu tăng trưởng nhanh: tăng trưởng nhanh được hiểu là công ty cố gắng phấn đấu đạt một tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của ngành. Muốn lựa chọn mục tiêu này công ty cần hội đủ một số điều kiện bên trong và phải tranh thủ được một số cơ hội bên ngoài.

Mục tiêu tăng trưởng ổn định: là xác định một mức độ tăng trưởng ngang bằng với mức độ tăng trưởng bình quân chung của ngành hoặc duy trì một tốc độ tăng trưởng như những năm trước đó.

Mục tiêu duy trì và ổn định: khi công ty có sự tăng trưởng nhanh trước đó hoặc khi thị trường có những khó khăn công ty có thể đặt ra mục tiêu là giữ vững những thành quả đã đạt đươc, duy trì mức hoạt động như nó đã đạt đựơc và củng cố nó.

Mục tiêu suy giảm: là giảm tốc độ tăng trưởng xuống mức thấp hơn mức bình quân chung toàn ngành, thậm chí có thể thu hẹp lại quy mô hoạt động của công ty. Việc thực hiện mục tiêu suy giảm có thể do những nguyên nhân khách quan như sự suy thoái của nền kinh tế, lạm phát quá cao, cạnh tranh quá khốc liệt,.. hoặc cũng có thể do những nguyên nhân chủ quan là công ty muốn củng cố sự tăng trưởng trong quá khứ, tăng cường tính hiệu quả, từ bỏ những lĩnh vực kinh doanh sản phẩm đã lỗi thời, không còn phù hợp.

Biết lựa chọn và phối hợp các dạng của mục tiêu tăng trưởng thích hợp với từng thời kỳ hoặc thích hợp với từng sản phẩm, từng lĩnh vực hoạt động của công ty sẽ tạo điều kiện thúc đẩy công ty hoạt động một cách có hiệu quả.

Trên đây là năm cách tiếp cận để phân loại các mục tiêu. Trong quá trình hoạch định mục tiêu, để có được một hệ thống mục tiêu thực sự khoa học, công ty nên xem xét và tái lập mục tiêu dưới cả 5 góc độ nói trên.

Peter Drucker đã đề xuất một hệ thống mục tiêu của công ty sắp xếp từ ngắn hạn đến dài hạn như sau:

• Tồn tại và tăng trưởng. • Lợi nhuận.

• Phân bổ các nguồn lực và rủi ro. • Năng suất.

• Vị thế cạnh tranh.

• Phát triển nguồn nhân lực. • Phát triển công nghệ. • Trách nhiệm xã hội.

27

Một phần của tài liệu Giới thiệu về quản trị chiến lược (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)