Ngẫu Ích Đại Sư

Một phần của tài liệu HuongQueCucLac_ThichThienTam (Trang 50 - 51)

(Đại sƣ là vị tổ thứ 9 trong Liên Tông, họ Chung, hiệu Trí Húc, quê ở Ngô huyện. Ngƣời cha trì chú Đại Bi mƣời năm, mộng thấy đức Quán Âm bồng con trao cho mà sanh ra Ngài. Ban sơ Ngài theo Nho giáo, làm sách bài bác đạo Phật, đến khi đọc qua bộ Trúc Song Tùy Bút Lục, liền đốt bản thảo sách mình. Năm 24 tuổi, Ngài xuất gia, tập tham Thiền, nhân bị bịnh nặng gần chết, mới chuyển ý tu tịnh nghiệp. Về sau ở ẩn nơi Chùa Linh Phong, trứ thuật rất nhiều. Khi lâm chung Ngài trối dặn thiêu hóa sắc thân, lấy tro xƣơng hòa với bột làm hoàn thí cho chim cá, đặng kết duyên Tây phƣơng, rồi ngồi ngay mà tịch. Ba năm sau, hàng môn nhơn mở bảo khám ra, thấy sắc diện Đại sƣ nhƣ lúc sống, tóc mọc dài lấp cả tai, không nỡ theo lời di chúc, xây nhục tháp thờ ở Linh Phong.

Đại sƣ dạy: Pháp môn niệm Phật không chi kỳ lạ, chỉ tin sâu, nguyện thiết, gắng sức thực hành mà thôi. Điều cần yếu là tin cho thấu đáo, giữ cho bền lâu, một lòng chuyên niệm, mỗi ngày đêm hoặc mƣời muôn, ba muôn, hay năm muôn câu, lấy số quyết định không thiếu làm lệ. Hành trì nhƣ thế trọn một đời, thề không thay đổi, nếu không đƣợc vãng sanh, thì chƣ Phật ba đời thành ra nói dối. Khi đƣợc vãng sanh, tất không còn bị thối chuyển, bao nhiêu pháp môn đều đƣợc hiện tiền. Rất kỵ tâm không thƣờng hằng, nay vầy mai khác, thấy ai nói pháp chi huyền diệu liền xu hƣớng theo, thì không môn nào thành tựu. Đâu biết nếu một câu A Di Đà niệm đƣợc thuần thục, thì ba tạng mƣời hai loại kinh những giáo lý cực tắc đều ở trong đó; một ngàn bảy trăm công án, đƣờng lối hƣớng thƣợng đều ở trong đó; ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, ba tụ tịnh giới cũng ở trong đó.

Ngƣời chơn niệm Phật, buông cả thân tâm thế giới là đại bố thí, không còn khởi tâm tham giận mê là đại trì giới, không so đo phải quấy hơn thua là đại nhẫn nhục, không gián đoạn xen tạp là đại tinh tấn, không để vọng tƣởng buông lung là đại Thiền định, không bị đƣờng lối khác làm mê hoặc là đại trí huệ. Thử tự nghiệm xét, nếu đối với thân tâm thế giới còn chƣa buông bỏ, niệm tham giận mê vẫn còn hiện khởi, việc phải quấy hơn thua còn đeo nơi lòng, tâm vọng tƣởng buông lung còn chƣa trừ diệt, các đƣờng lối khác còn làm mê hoặc ý chí, nhƣ thế không gọi là ngƣời chơn niệm Phật.

Muốn đƣợc cảnh giới "Một lòng không loạn", cũng chẳng có phƣơng chƣớc chi lạ, lúc mới dụng công, cần phải lần chuỗi ghi số, mỗi ngày đêm định khóa là bao nhiêu câu đừng cho thiếu sót. Giữ đúng nhƣ thế, lâu ngày niệm lực sẽ thuần thục, thành ra cảnh "không niệm tự niệm", chừng ấy ghi số hay không cũng đƣợc. Nếu lúc ban sơ muốn vội nói lời cao siêu, muốn không trƣớc tƣớng, muốn học viên dung tự tại thì niệm lực khó thành. Nhƣ thế là tin không sâu, hành trì không hết sức, dù cho ngƣơi có giảng đƣợc mƣời hai phần giáo, tỏ đƣợc một ngàn bảy trăm công án, đều là việc bên bờ sống chết luân hồi, khi lâm chung quyết định không dùng đƣợc.

Niệm Phật có sự trì và lý trì. Sự trì là tin có Phật A Di Đà ở phƣơng Tây, mà chƣa hiểu lý tâm này là Phật, tâm này làm Phật, chỉ quyết chí cầu sanh, niệm Phật nhƣ con nhớ mẹ, không lúc nào tạm quên. Lý trì là tin Phật A Di Đà ở Tây phƣơng là tâm mình sãnh có đủ, là tâm mình tạo ra, đem hồng danh sẵn đủ, tạo ra của mình mà làm cảnh buộc tâm, khiến cho không tạm quên.

Một phần của tài liệu HuongQueCucLac_ThichThienTam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)