(Đai sƣ họ Trần, hiệu Nhất Nguyên, quê quán ở Tứ Minh, thuở bé học Nho, thông về thi lễ. Năm 15 tuổi, mục kích cái chết của anh họ là Hủ Mộc xử sĩ, Ngài thƣờng lo nghĩ buồn sợ, muốn xuất gia học đạo để thoát sự sống chết luân hồi. Sau nhân đi lễ Phật ở Trà Đình tại Hàng Châu, Ngài gặp một vị Thiền sƣ, bèn thỉnh về nhà cúng dƣờng đảnh lễ thƣa hỏi phƣơng pháp tu hành. Thiền sƣ khen ngợi, khai thị cho môn niệm Phật. Khi Ngài đã xuất gia, liền hết sức tham cứu, ngộ đƣợc chân tâm, trở lại chuyên tu Tịnh độ. Trong niên hiệu Long Khánh Đại sƣ viết ra bộ Qui Ngƣơn trực chỉ, hoằng dƣơng Liên Tông. Ông Lý Trác Ngô thƣờng ca ngợi hạnh đức của Ngài. Về sau, Đại sƣ ở ẩn, không rõ đƣợc ngày chung kết ra thế nào?)
Đại sƣ nói: Niệm Phật không luận là hạng ngƣời nào, nếu nghĩ mình thuở bình sanh có nhiều điều ác mà tự bỏ không chịu tu hành là sai lầm! Niệm Phật không quản là thời gian nào, nếu cho rằng mình đã già sắp chết mà không chịu tu hành, là sai lầm! Niệm Phật bất câu là phƣơng pháp nào, nếu lập ra một quy củ nhất định, bắt mọi ngƣời đều tuân theo, khiến cho sự tu hành của họ bị chƣớng ngại, là sai lầm. Nên biết pháp môn Tịnh độ chẳng lựa trí, ngu, sang, hèn, nghèo, giàu, chẳng phân nam, nữ, già, trẻ, Tăng, tục, chẳng luận kẻ huân tập đã lâu hay mới tu hành, đều có thể niệm Phật. Hoặc niệm lớn, niệm nhỏ, niệm ra tiếng, niệm thầm, đảnh lễ mà niệm, tham cứu mà niệm, nhiếp tâm mà niệm, quán tƣởng mà niệm, lần chuỗi mà niệm, giữ hiệu Phật liên tục không dứt nhƣ dòng nƣớc chảy mà niệm, cho đến đi niệm, đứng niệm, ngồi niệm, nằm niệm, ngàn muôn niệm đều về một niệm. Niệm theo cách nào cũng đƣợc, chỉ cần yếu là giữ cho lâu bền đừng lui sụt, và phát lòng tin quyết định, cầu sanh Tây phƣơng. Nếu quả hành trì đƣợc nhƣ thế, thì cần chi tìm bậc trí thức hỏi đƣờng?
Cho nên tu Tịnh độ có nhiều phƣơng pháp, kết quả ra sao là do chỗ xu hƣớng của tâm nguyện. Có thể gọi: "Đi thuyền cốt bởi ngƣời cầm lái. Hiểu đƣợc đồng về cõi tịnh liên!"