Trong kinh sách Phật, có nhiều chỗ khuyên răn ngƣời tu, lúc đƣợc cảnh giới tốt hay có sở đắc chi, chớ nên phô bày. Nếu phô bày thì dễ sanh ma chƣớng, tà niệm, hoặc có khi đƣợc rồi lại mất. Trừ ra hai phƣơng diện:
1) Bậc Phật, Bồ tát hiện thân, vọng tâm đã dứt, vì muốn thủ tín cùng đời, hay vì dắt dìu chỉ dẫn ngƣời sau, nên mới nói ra.
2) Lòng mình có chỗ nghi, muốn thuật riêng lại với bậc thiện tri thức để nhờ quyết đoán sự chánh tà, tránh các điều hại, không phải có ý khoe khoang tự đắc.
Vô Sanh nữ sĩ là ngƣời thế nào, tôi không thể lƣờng đƣợc, nên không giám phẩm bình về sự phô bày của tôi. Nhƣng xin khuyên các hành giả phải cẩn thận, đừng có đƣợc ít mà đòi nhiều, và nếu không phải vì một trong hai trƣờng hợp trên, xin chớ phô ra. Nhƣ thế mới khỏi mang tội đại vọng ngữ, và tránh đƣợc các điều hại.
Tập này, có một vị cƣ sĩ muốn in để truyền bá rộng ra, viết thơ hỏi ý kiến Ngài Ấn Quang. Đại sƣ không cho và bảo: “Nếu tu hành đắc lực, tự nhiên có cảnh giới. Song cảnh giới ấy cũng tùy công đức nơi tâm mà hiện, chớ không có chi lạ! Ngƣời tu, nếu đúng theo pháp mà niệm Phật, thì thấy tƣớng hảo càng tốt, không thấy cũng vô hại, bởi nhân chắc thật tất quả không hƣ dối. Nhƣ tu niệm không đúng pháp, hoặc dụng công chẳng chí cực, thì có sở đắc là ma, không sở đắc là ngu si. Dù khi các cảnh tƣớng tốt hoặc xấu phát hiện, cũng nên giữ vững chánh niệm, đừng quá vui mừng, kinh sợ, vì đó là những chỗ hở để ma dễ nhập vào tâm. Ngƣời đời nay, khi tu hành, phần nhiều có tánh hiếu kỳ, không chú trọng nơi chỗ dụng công, chỉ mong cầu đƣợc thấy hảo tƣớng. Đã nhƣ thế, chẳng những không đƣợc cảnh tốt, mà do bởi vọng tƣởng phân vân, ma nhân đó giả hiện Phật, Bồ tát để gạt gẫm, khiến cho điên cuồng. Ấn Quang sợ e tập này in ra, không khéo lại thành mối duyên thúc đẩy kẻ vô tri sa vào nơi hố sâu ấy. Theo ngụ ý, chẳng bằng nên thôi đi là hơn...”
Lời Ấn Quang đại sƣ dạy bảo trên đây thật là xác đáng. Nhƣng, hàng cƣ sĩ bên Trung Hoa phần nhiều trình độ học Phật khá cao, đối với tập này, có thể không là điều cần thiết. Riêng Phật tử Việt Nam ta, sự hiểu đạo đa số còn mông lung, tâm tu hành không thiết tha tinh tấn nên tôi muốn mƣợn tập này để làm duyên tăng trƣởng lòng tin cùng khuyến khích bạn đồng tu trên con đƣờng tịnh nghiệp.
Với tập này, nếu ngƣời biết phân minh điều hay dở, thiết tƣởng cũng không đến đỗi có hại. Điều hay là xem gƣơng ngƣời để sửa đổi, sách tấn; rút lấy kinh nghiệm của ngƣời để làm lợi ích cho mình. Điều dở là nhƣ lời Ngài Ấn Quang đã chỉ trích ở đoạn trên.
Xem “Tự tri lục” xong, các hàng liên hữu suy nghĩ thế nào? Có lẽ chúng tôi nên hổ thẹn nhiều với bổn phận mình, với Hồ nữ sĩ! Vậy ta nên rảo bƣớc cố theo kịp ngƣời trên đƣờng về Cực Lạc. Ta phải thiết thực sửa đổi tăng tiến, chớ đừng nhìn nơi chỗ sở đắc của ngƣời mà khen ngợi mong tƣởng suông. Nhƣ thế là vô ích, khác nào nhƣ kẻ nghèo ngồi nhà tính đếm gia tài của bậc phú ông? Và, nếu kẻ có đôi chút công hạnh mà tham chấp cảnh giới, hoặc vọng cầu các hảo tƣớng quá phần lƣợng, lại là một điều hại cần nên để tâm.
Trên đây là tất cả bao nhiêu điều thiết yếu. Ngƣời bạn sen