III. SẢN PHẨM VÀ KẾT QUẢ
2. Điểm khác biệt của nhà thông minh với nhà truyền thống.
Như vậy sự khác biệt với một ngôi nhà bình thường mà ở đó mọi việc quản lý và điều khiển thiết bị điện đều thực hiện bằng cách thủ công cơ học theo nguyên tắc Mở/Tắt (On/Off) thì Smart Home đã tiến lên một đẳng cấp khác về điều khiển, quản lý thiết bị một cách thông minh hơn rất nhiều.
Trong căn nhà thông minh, đồ dùng trong nhà từ phòng ngủ, phòng khách đến nhà bếp đều gắn các bộ điều khiển điện tử có thể kết nối với Internet và điện thoại di động, cho phép chủ nhân điều khiển vật dụng từ xa hoặc lập trình cho thiết bị ở nhà hoạt động theo lịch. Mỗi chức năng của ngôi nhà thông minh đều có khả năng tự vận hành hoặc dưới sự điều khiển của người dùng, thông qua điện thoại di động sử dụng wifi. Người dùng có thể truy cập từ xa vào hệ thống quản lý tại nhà để theo dõi ngôi nhà, tắt các thiết bị quên chưa tắt khi ra khỏi nhà, tắt bớt các hệ thống đèn không sử dụng trong các phòng để tiết kiệm điện năng…Theo ABI Research, chức năng được sử dụng phổ biến nhất trong ngôi nhà thông minh hiện nay là cảnh báo an ninh.
48
Vì thế hiện nay nhà thông minh là một trong những đề tài công nghệ ứng dụng đang tạo nên một cơn sốt trong thị trường địa ốc. Các hãng đầu tư công nghệ nước ngoài đã và đang phát triển giải pháp nhà thông minh với rất nhiều tính năng vượt trội.
Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà có các điều kiện kỹ thuật đảm bảo cuộc sống tốt nhất cho con người, được tự động bảo đảm các chỉ tiêu kỹ thuật theo mong muốn của người sử dụng.
Nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống tự động điều khiển các thiết bị điện trong nhà như đèn chiếu sáng, cửa tự động và nhiều tính năng khác. Nhằm giúp cho đời sống ngày càng tiện nghi, an toàn và góp phần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Các chức năng này có thể được thực hiện nhờ các thiết bị được kết nối với nhau và kết nối với hệ thống điều khiển trung tâm nhằm theo dõi và kiểm soát các trạng thái và đưa ra các quyết định điều khiển thích hợp.
Các thành phần của hệ thống ngôi nhà thông minh gồm các cảm biến (như cảm biến nhiệt độ, cảm độ ẩm, cảm biến gas). Nhờ hệ thống cảm biến, các bộ điều khiển mà điện thoại di động có thể theo dõi các trạng thái bên trong ngôi nhằm đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho con người.
Ngôi nhà thông minh khác với ngôi nhà bình thường ở chỗ, nó là một quá trình tích hợp của các hệ thống như hệ thống điều khiển và giám sát môi trường: Hệ điều khiển bảo đảm nhiệt độ, hệ thống độ ẩm bảo đảm lượng gió trong nhà, hệ thống bảo đảm ánh sán, mạch đóng ngắt, điều khiển cổng ra vào, giám sát cảnh báo cháy…tất cả kết hợp lại thành một hệ thống mạng thống nhất.
Tại Việt Nam, hiện nay đã có một số nhà đầu tư cho các công trình nhà thông minh nhưng chủ yếu là phân phối các sản phẩm nhập của nước ngoài.
► Lý do nhà thông minh chưa phổ biến ◦ Giá cả chưa bình dân để phổ cập
Trở ngại thứ nhất khiến Smart Home chưa phổ cập nằm ở giá thành còn quá cao. Đối với những người yêu thích công nghệ và muốn áp dụng thành tựu công nghệ vào ngôi nhà thì khi tìm hiểu thiết bị Smart Home họ lại nghe nói rằng các thiết bị này rất đắt đỏ.
Trên thực tế điều này cũng không sai vì nhiều hệ thống Smart Home từ Âu-Mỹ nếu lắp trọn bộ cho một căn biệt thự 1 tầng trệt, 1 tầng lầu rộng chừng 300m2 nhiều khi lên đến 1 tỷ đồng. Cái giá này khiến hầu hết những người có ý định dùng Smart Home đều phải e ngại.
Khi tìm hiểu kỹ càng về các sản phẩm Smart Home trên thị trường có những công ty công nghệ của Việt Nam đang làm chủ công nghệ và sản xuất thiết bị Smart Home mà tiêu biểu là 2 công ty như Bkav hay ACIS (TP HCM).
◦ Lo ngại về sự phức tạp khi lắp đặt và sử dụng
Trở ngại thứ 2 là người dùng luôn hỏi và đặt ra các câu hỏi giống nhau đó là nhà thông minh là gì? Sử dụng nhà thông minh như thế nào? Tính e sợ là trở ngại lớn nhất để công nghệ phát triển. Sở dĩ công tắc điện truyền thống khó bị thay thế là vì cách điều khiển đơn giản Bật/Tắt trong khi
49
nghe nói đến Smart Home, hầu như mọi người hình dung đến sự phức tạp khi điều khiển vì liên quan đến công nghệ cao. Trở ngại lớn nhất vẫn nằm ở việc làm sao thuyết phục được khách hàng, giúp họ vượt qua được sự e ngại về việc khó khăn khi áp dụng công nghệ Smart Home. ‘‘Thực ra, thành tựu công nghệ tạo ra không phải để làm khó người dùng mà giúp con người giải phóng được thời gian, tâm sức cho những việc lặt vặt ở nhà”.
Lấy ví dụ tiêu biểu, khi lắp Smart Home, nhiều khách hàng đều nghĩ phải áp dụng khi xây nhà mới chứ nhà đang hiện hữu phải phá vách, đục tường trong khi thực tế đơn giản chỉ lắp đặt bằng một vài bước đơn giản, thời gian thi công chỉ mất 1 ngày là khách hàng sử dụng ngay lập tức.