Lịch sử chiếu xạ thực phẩm

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2019 Tiểu ban 1: CNTT-Vật Lý - Kỹ thuật Hạt nhân (Trang 158 - 159)

- Các nhà máy sử dụng công nghệ chiếu xạ thực phẩm vận hành theo đúng quy trình an

1.2. Lịch sử chiếu xạ thực phẩm

Chiếu xạ thực phẩm là một công nghệ mới đầy triển vọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, đã được chứng minh là một quá trình lành mạnh qua nhiều năm nghiên cứu khoa học.

Năm 1930 lần đầu tiên trong lịch sử, O. Wurst ( người Đức) [12] đã đăng ký bằng phát minh sáng chế tại Pháp về việc ứng dụng kỹ thuật chiếu xạ trong công nghệ ứng dụng, ngay vào thời điểm đó vì người ta lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm chiếu xạ. Một câu hỏi đã được đặt ra là thực phẩm chiếu xạ có chứa các chất có hoạt tính phóng xạ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng hay không?

Để trả lời câu hỏi này, trong giai đoạn 1940 – 1970, các nhà khoa học tại nhiều nước trên thế giới đã thực hiện những nghiên cứu khác nhau. Sau một khoảng thời gian dài nghiên cứu và tranh luận, các nhà khoa học đi đến một kết luận thống nhất là nếu dùng tia chiếu xạ với liều xạ thích hợp thì vấn đề an toàn của thực phẩm chiếu xạ cho người tiêu dùng được đảm bảo tuyệt đối. Vào năm 1976, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra thông báo khuyến cáo sử dụng kỹ thuật chiếu xạ trong công nghệ thực phẩm [28].

Tính an toàn về mặt sức khỏe cũng như lợi ích về mặt kinh tế của thực phẩm chiếu xạ đã được các tổ chức có uy tín của LHQ như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lương nông (FAO) và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nghiên cứu đầy đủ và công nhận.

Số lượng thực phẩm chiếu xạ được IAEA ước tính chỉ khoảng 300000 tấn trong năm 2004 [13]. Chúng bao gồm các hạng mục như trái cây, rau củ, gia vị, các loại hạt, hải sản, thịt và gia cầm. Hơn nửa triệu tấn lương thực hiện đang được chiếu xạ trên thế giới mỗi năm. Mặc dù số lượng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số thực phẩm tiêu thụ hàng năm, nhưng nó đang tăng trưởng ổn đinh. Xu hướng này ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính:

- Những lo ngại về bệnh gây ra do thực phẩm ngày càng tăng: bệnh do thực phẩm gây ra một mối đe dọa rộng rãi đến sức khỏe con người và là nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất kinh tế. Các nghiên cứu của trung tâm Kiểm soát dịch bệnh

nguồn gốc động vật

Kiểm soát nấm mốc 1,0 3,0

156

năm 1990 ước tính rằng bệnh do thực phẩm gây ra khoảng 76 triệu ca, 325000 ca nhập viện và 5000 ca tử vong ở Mỹ mỗi năm, khoảng từ 6,5-33 tỷ USD [2].

- Thiệt hại cao từ sự phá hoại, ô nhiễm và hư hỏng trong quá trình bảo quản sau thu hoạch.

- Tăng trưởng thương mại quốc tế cho các sản phẩm thực phẩm.

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2019 Tiểu ban 1: CNTT-Vật Lý - Kỹ thuật Hạt nhân (Trang 158 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)