- Các nhà máy sử dụng công nghệ chiếu xạ thực phẩm vận hành theo đúng quy trình an
O H+ H H
3.3. Chiếu xạ sau thời gian ngủ sinh lý
Với mục đích ước tính thời gian tối ưu để thực hiện chiếu xạ nhằm ức chế sự nảy mầm của tỏi một cách hiệu quả, tỏi đã được chiếu xạ sau thời gian ngủ nghỉ với liều tại bề mặt là 50, 100, 150 Gy. Sử dụng bộ lọc F5. Bảng 3.4 và Hình 3.8 trình bày kết quả chiếu xạ sau thời gian ngủ sinh lý.
Bảng 3.4. Kết quả chiếu xạ sau thời gian ngủ sinh lý
Trường hợp
Chiều cao của mầm sau chiếu xạ
1 tháng [mm] [mm] 2 tháng [mm] 3 tháng [mm] 4 tháng [mm] 5 tháng [mm] Tỷ lệ hư, thối [%] Tỏi chiếu xạ 50 Gy 4 6 7 7 7 10 100 Gy 2 5 6 6 6 40 150 Gy 5 6 6 6 7 0
189
H iệu điện thế 160 kV, dòng điện 18,7 mA, độ cao 550 mm.
F5: 0.5mm Al+0.3mm Cu
Hình 3.8. Sự phát triển mầm tỏi ở các liều chiếu sau thời gian ngủ sinh lý Từ kết quả của Bảng 3.4 và Hình 3.8 ta thấy rằng sự khác biệt lớn giữa tỏi chiếu xạ và các mẫu đối chứng. Trong khi mầm của mẫu không chiếu xạ tăng rất nhanh (trung bình 6 mm trong 4 tháng đầu, 30 mm sau 5 tháng), thì tốc độ tăng trưởng của mẫu được chiếu xạ rất thấp (khoảng 1-3 mm mỗi tháng). Sau thời gian ngủ sinh lý, tỷ lệ hư thối nhỏ nhất (0%) khi chiếu xạ với liều 150 Gy tại bề mặt.
190
191
Hình 3.10. Sự phát triển của mầm tỏi chiếu xạ với liều 30 Gy
Từ Hình 3.9 và Hình 3.10 có thể thấy rằng chiều dài mầm của mẫu không chiếu xạ có tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với mẫu chiếu xạ. Mầm của mẫu chiếu xạ sau 2 tháng chuyển sang màu vàng đậm, sau đó chuyển sang màu nâu. Nhũng mầm này có khả năng sẽ chết trong vài tháng tới.
192
KẾT LUẬN
Sau thời gian thực hiền đề tài ” Đánh giá suất liều tia X trong việc bảo quản tỏi tím Đà
Lạt” bằng máy chiếu xạ tia X năng lượng thấp MBR-1618R-BE của Hitachi Nhật Bản, nhóm
nghiên cứu đã đạt được một số kết quả như sau:
- Xác định được liều cần thiết để ức chế sự nảy mầm của tỏi tím Đà Lạt là từ 30 Gy đến 150 Gy với các điều kiện chiếu xạ như sau: khoảng cách từ nguồn phát tia X đến vị trí chiếu xạ 550 mm, hiệu điện thế 160 kV, dòng điện 18,7 mA;
- Xác định được độ sâu hiệu quả để ức chế sự nảy mầm là 10 mm từ bề mặt.
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của việc chiếu xạ sau thời gian ngủ sinh lí của tỏi tím Đà Lạt. Nếu chiếu xạ sau thời gian ngủ sinh lý cần chiếu với liều cao hơn lên đến 150 Gy tại bề mặt để ức chế sự nảy mầm của tỏi.
Dù đã hoàn thành và đạt được một số kết quả, nhưng do thời gian thực hiện đề tài ngắn, không đủ để quan sát sự nảy mầm bên ngoài của tỏi mà chỉ quan sát sự nảy mầm bên trong tép tỏi. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp cắt tép tỏi ra quan sát và dựa trên cơ sở nếu mầm của tỏi có màu nâu thì mầm đó sẽ bị chết. Còn mầm có màu vàng thì chưa thể đánh giá được chính xác là mầm này sẽ tiếp tục phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn hay là sẽ chết trong tương lai. Do vậy đề tài vẫn còn một số mặt hạn chế, cần có thời gian nhiều hơn để quan sát sự nảy mầm bên ngoài của củ tỏi nhằm đánh giá chính xác liều tối ưu để ức chế sự nảy mầm của tỏi tím Đà Lạt.
193