III. Hướng mở rộng và phát triển
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
Thành viên tham gia nghiên cứu:
- Cao Văn Hải – MSSV 1710002 - Lớp HNK41 – Khoa Kỹ thuật Hạt nhân.
- Nguyễn Quang Kiên – MSSV 1710403 - Lớp HNK41 – Khoa Kỹ thuật Hạt nhân. - Trần Minh Hiễn – MSSV 1710398 - Lớp HNK41 – Khoa Kỹ thuật Hạt nhân. Đơn vị phối hợp chính: Khoa Kỹ thuật Hạt nhân trường Đại học Đà Lạt.
149
LỜI MỞ ĐẦU
Kỹ thuật hạt nhân là một trong những ngành khoa học mới, không ngừng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: y tế, công nghiệp, nông nghiệp, khảo cổ học, nhà máy điện hạt nhân… Đặc biệt, còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghệ thực phẩm. Theo xu hướng phát triển của thế giới, việc chiếu xạ ở một liều lượng nằm trong giới hạn cho phép để bảo quản thực phẩm là một phương pháp đầy triển vọng. Vì vừa đem lại các lợi ích kinh tế vừa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Tỏi là một trong những loại gia vị có giá trị sử dụng cao và giữ vai trò chính trong mặt hàng gia vị xuất khẩu của Việt Nam. Với vị cay nồng đặt trưng và đặc biệt còn chứa hàm lượng allicin rất cao, tỏi được được chế biến thành nhiều dạng và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày: làm gia vị, lên men để trở thành tỏi đen, chiết tách lấy tinh dầu tỏi, ngoài ra trong y học dân tộc, tỏi còn được dùng làm thuốc chữa các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, tim mạch… Với những lợi ích mà tỏi mang lại, khiến tỏi trở thành một loại cây trồng phổ biến nhằm phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Theo thống kê năm 2016, 44.4% lượng tỏi xuất khẩu của Việt Nam được đưa đến thị trường nước Mỹ (2,24 triệu đô la), 21.9% sang Campuchia và 16.4% vào thị trường Malaisia [10].
Thị trường xuất khẩu tỏi của Việt Nam
Tuy nhiên để bảo quản tỏi được lâu và đảm bảo chất lượng là việc rất khó khăn. Các tình trạng hư hỏng xảy ra ở tỏi như tỏi nảy mầm, nấm mốc, nhiễm các sinh
150
vật vi sinh vật gây hại gây tổn thất rất nhiều trong quá trình lưu trữ. Hiện nay ở nước ta quá trình bảo quản tỏi chỉ mới thực hiện bằng những phương pháp truyền thống thời gian bảo quản ngắn, gây tổn thất sau thu hoạch khá cao (trên 10%), khiến hiệu quả kinh tế thu được cho người trồng tỏi thấp. Ngoài ra, để kéo dài thời gian bảo quản, người dân còn sử dụng các hóa chất độc hại như : VISHER 25ND, DIAZAN 10H, RAMDO 0,3G với nồng độ không hạn chế, thuốc nhúng mùng, thuốc diệt muỗi, xử lí mầm bằng Hydrazit Maleic… Việc sử dụng hóa chất không có kiểm soát như vậy khiến sản phẩm bảo quản không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân [5] và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của tỏi, đặc biệt đối với thị trường xuất khẩu.
Trong khi đó hầu như chưa có một nghiên cứu nào nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học đối với công đoạn sau thu hoạch của tỏi để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của hành và tỏi. Bảo quản tỏi bằng chiếu xạ là phương pháp đầy triển vọng. Chiếu xạ có thể ức chế sự nảy mầm – là nguyên nhân chính dẫn đến ẩm mốc và vi sinh vật xâm nhập, cũng đồng thời tiêu diệt các tế bào nấm và gây bất hoạt đối với vi sinh vật.
Vào năm 1976, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra thông báo khuyến cáo sử dụng kỹ thuật chiếu xạ trong công nghệ thực phẩm. Đến nay, đã có khoảng 60 quốc gia trên thế giới cho phép sử dụng kỹ thuật chiếu xạ để xử lý thực phẩm, trong đó có nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Tây Ban Nha, Nga, Úc, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc... và Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nước cho phép sử dụng kỹ thuật chiếu xạ trong công nghiệp thực phẩm [13].
Theo TCVN 7247 : 2003 (CODEX STAN 106 - 1983) [26], các loại bức xạ ion hóa dùng để chiếu xạ thực phẩm là:
- Bức xạ gamma phát ra từ các đồng vị 60Co hoặc 137Cs.
- Tia X phát ra từ nguồn máy với mức năng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 5 MeV.
- Chùm điện tử phát ra từ nguồn máy với mức năng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 10 MeV.
Đại học Đà Lạt là một trong những trường trọng điểm đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hạt nhân phục vụ cho đất nước. Năm 2018 Bộ giáo dục đào tạo đã trang bị cho trường chùm thiết bị mới về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong đó có máy phát tia X năng lượng thấp MBR-1618-BE của hãng Hitachi Nhật Bản. Đề tài thực hiện khai thác
151
ứng dụng của máy phát tia X năng lượng thấp để chiếu xạ quản tỏi. Do đó, việc thực hiện đề tài có ý nghĩa thực tiễn. Để có thể tiến hành chiếu xạ bảo quản, trước hết cần phải xác định được liều chiếu tối thiểu để có thể ức chế sự nảy mầm của tỏi.
Từ ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “ Đánh giá suất liều tia X trong việc bảo quản tỏi tím Đà Lạt”.
Bài báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận thì được trình bày trong ba chương chính sau:
- Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết: trình bày tổng quan tình hình nguyên cứu (tình hình chiếu xạ thực phẩm trên thế giới và ở Việt Nam), cơ sở lý thuyết của phương pháp ứng dụng tia bức xạ để bảo quản thực phẩm. - Chương 2. Thiết bị và phương pháp nghiên cứu: trình bày cấu tạo của máy chiếu xạ
tia X năng lượng thấp MBR-1618R-BE của Hitachi và các thiết bị liên quan, nguyên liệu tỏi tím Đà Lạt sử dụng trong nghiên cứu: cách chuẩn bị mẫu, cách đặt mẫu chiếu xạ, phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3. Kết quả và thảo luận: trình bày kết quả thu nhận được, đánh giá suất liều tia X trong việc bảo quản tỏi tím Đà Lạt.
152