- Các nhà máy sử dụng công nghệ chiếu xạ thực phẩm vận hành theo đúng quy trình an
O H+ H H
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Liều hiệu quả để ức chế mọc mầm của tỏ
3.1. Liều hiệu quả để ức chế mọc mầm của tỏi
Vùng chiếu xạ phụ thuộc kích thước buồng chiếu xạ cụ thể là chiều cao của bàn xoay [28, 29].
Hình 3.1 Buồng chiếu xạ
Như được hiển thị trong Hình 3.1, tốc độ liều được giảm dần khi tăng khoảng cách của bàn xoay (khoảng cách đến nguồn phát tia X). Tốc độ liều là 18,45 Gy / phút ở 150 mm, 11,05 Gy / phút ở 250 mm và 1,81 Gy / phút ở 550 mm.
181
Hình 3.2. Sự phân phối suất liều trên bàn xoay ở các độ cao khác nhau Đường kính của vùng chiếu xạ (khoảng cách từ tâm bàn xoay) được giới hạn bởi góc chiếu xạ (Hình 3.2). Đường kính của vùng chiếu xạ trên bàn xoay lần lượt là Φ160 mm ở chiều cao 150 mm, Φ255 mm ở chiều cao 250 mm và Φ435 mm ở chiều cao 550 mm. Ra khỏi khu vực chiếu xạ, tỷ lệ liều được giảm đáng kể. Từ đây có thể kết luận rằng ở chiều cao 550 mm có tỷ lệ đồng nhất liều tốt nhất. Chiếu xạ có thể thực hiện với tỷ lệ đồng nhất liều cao nhất khi chiếu tại độ cao 550 mm bàn xoay.
182
Hình 3.3. Góc chiếu xạ
Để tìm ra liều chiếu và chiều sâu hiệu quả để ức chế sự nảy mầm, tỏi được chiếu xạ với dải liều 5 Gy, 10 Gy, 15 Gy, 20 Gy, 25 Gy ở độ sâu 10 mm từ bề mặt. Bộ lọc F5: 0.5mm Al+0.3mm Cu được sử dụng để cắt phần năng lượng thấp, khoảng cách từ nguồn phát tia X đến vị trí chiếu xạ là 250 mm. Kết quả chiếu xạ được thể hiện trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả chiếu xạ với các liều khác nhau tại độ sâu 10 mm
STT Liều (Gy) Mầm Hư, thối
Bề mặt Ở độ sâu 5 mm Ở độ sâu 10 mm Chiều cao [mm] Tỷ lệ [%] 1 0.00 0.00 0.00 32.0 60.00 2 5.45 5.22 5.00 11.0 5.00 3 10.91 10.46 10.00 8.0 5.00 4 16.36 15.68 15.00 9.0 15.00 5 21.82 20.91 20.00 10.0 30.00
183
6 27.27 26.13 25.00 7.0 10.00
F5: 0.5mm Al+0.3mm Cu, , hiệu điện thế 160 kV, dòng điện 18,7 mA.
Tỏi sau chiếu xạ 5 tháng, độ dài mầm được tính từ bên trong.
Bảng 3.1 cho thấy chiếu xạ có tác dụng ức chế quá trình mọc mầm của tỏi. Độ dài mầm của tỏi không chiếu xạ dài hơn từ 3-4 lần so với tỏi được chiếu xạ. Tỷ lệ hư thối của mẫu tỏi không chiếu xạ cũng cao hơn so với mẫu tỏi được chiếu xạ. Liều 25 Gy tại độ sâu 10 mm có chiều cao mầm ngắn nhất.
Do kích thước của mỗi tép tỏi phụ thuộc vào kích thước của từng củ tỏi, nên để đánh giá chính xác tỷ lệ nảy mầm tỏi nhóm nghiên cứu lập bảng số liệu giữa tỷ số chiều dài mầm của tép tỏi so với chiều dài của cả củ tỏi. Kết quả được thể hiện ở Hình 3.2.
Hình 3.4. Sự phát triển tỷ lệ chiều dài mầm tỏi và chiều cao củ tỏi sau chiếu xạ Từ Hình 3.4 có thể thấy rằng tỷ lệ chiều dài mầm và chiều cao của củ tỏi cũng như tốc độ tăng trưởng mầm của mẫu đối chứng cao hơn rất nhiều so với các mẫu được chiếu xạ. Liều 25 Gy tại độ sâu 10 mm tỷ lệ chiều dài mầm và chiều cao của củ tỏi là nhỏ nhất, ít có sự thay đổi theo thời gian sau chiếu xạ nhất.
184
Hình 3.5. Vết cắt tép tỏi sau chiếu xạ 5 tháng
Từ Hình 3.5 có thể thấy rằng liều 5 Gy, 10 Gy, 15 Gy, 20 Gy mầm tỏi có màu vàng nhạt, trong tương lai mầm này có khả năng phát triển hoặc chuyển sang màu nâu và chết đi. Liều 25 Gy mầm tỏi có màu nâu, mầm này không có khả năng sống. Từ những dữ liệu trên có thể kết luận rằng liều cao hơn 25 Gy ở độ sau 10 mm từ bề mặt đủ để ức chế sự mọc mầm của tỏi.
Để tìm ra liều hiệu quả nhằm ức chế mọc mầm, tỏi được chiếu xạ với các liều khác nhau tại bề mặt. Sử dụng bộ lọc F0, chiều cao của bàn xoay là 550 mm. Kết quả được thể hiện trong Bảng 3.2, Hình 3.6 và Hình 3.7.