4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm giải pháp sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp của một số địa
địa phương
1.2.1.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Đất nông nghiệp ở Việt Nam chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, thực tế đó được thể hiện qua những khía cạnh sau:
* Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình của thế giới đối với từng loại cây trồng này là: lúa: 4 tấn/hecta, ngô: 5,5 tấn/hecta và cà phê đạt 7 tạ nhân/hecta còn ở Việt Nam là 2,1 tấn nhân/hecta. Đất SXNN của Việt Nam chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất nông nghiệp và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập từ SXNN còn ở mức thấp, năm 2017 thu nhập bình quân của nông dân cả nước chỉ đạt khoảng 35 triệu/hộ/năm tức là khoảng gần 2 triệu đồng/hộ/tháng [Phạm Văn Hoàn, 2017].
* Lãng phí đất nông nghiệp: Việc phát triển các khu đô thị mới ở một
số thành phố lớn còn phân tán, tạo nên nhiều khu đất nông nghiệp xen kẹt giữa các khu đô thị bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí rất lớn như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Luật Đất đai quy định mỗi xã chỉ để lại không quá 5% đất nông nghiệp dành cho công ích, song kết quả kiểm kê cho thấy hiện còn 21 tỉnh, thành phố để lại quỹ đất này quá tỷ lệ cho phép.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Vòng (2016), phần lớn diện tích đất nông nghiệp bị giảm đều do sử dụng vào mục đích xây dựng KCN, KCX, các khu vui chơi giải trí (sân golf) hoặc để hoang hóa. Tính năm 2015, toàn quốc có 166 dự án sân golf đang hoạt động và đang triển khai xây dựng, 145 dự án đó được cấp đất, 84 dự án đó được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Diện tích các sân golf là 52.700 hecta, bình quân hơn 300 hecta cho 1 sân; chiếm dụng 10.500 hecta đất nông nghiệp; 2.900 hecta đất lúa. Đối với các KCN, KCX... mặc dù đã được cấp giấy phép từ lâu nhưng ruộng đất vẫn bị bỏ
không gây ra tình trạng hết sức lãng phí như: KCN Xuyên Á (Long An) được cấp giấy phép từ năm 1997 với diện tích 306 hecta nhưng đến nay mới cho thuê được 14,56% diện tích; KCN Đức Hòa (Long An) được cấp giấy phép từ năm 1997 nhưng mới cho thuê được 26,16%/ 274 hecta diện tích; KCN Tân Hương (Tiền Giang) được cấp giấy phép từ năm 2004 mới cho thuê được 0,76%/197 hecta diện tích; KCN Nam sông Cần Thơ đó có 2.000 hecta đất nông nghiệp bị quy hoạch nhưng vẫn chưa có kế hoạch sử dụng; KCN Phố Nối B (Hưng Yên) được cấp giấy phép hoạt động từ 2003 nhưng mới cho thuê được 37,31% /95 hecta diện tích; KCN Hà Nội - Đài Từ được cấp giấy phép năm 1995, mới cho thuê được 18,75%/40 hecta diện tích,...
Cũng theo tác giả này, từ khi bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư (năm 1991) đến cuối tháng 12/2010, đã có 261 khu công nghiệp được thành lập, chiếm 71.394 hecta đất, trong đó 45.854 hecta có thể sử dụng làm mặt bằng sản xuất, đã đưa 21.095 hecta vào sử dụng với tỷ lệ lấp đầy 46%.Điều này đã khiến cho các KCN thừa diện tích, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp lại bị giảm.
Ngoài ra, việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị nhiều nơi còn dàn trải, có không ít địa phương tỷ lệ lấp đầy còn dưới 60% song vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác mà quỹ đất phần lớn lại là lấy từ đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất ở nhiều lĩnh vực hiện nay chưa hợp lý. Bằng chứng về cơ cấu đất ở nông thôn: đất dành cho giao thông nông thôn và đất dành cho các công trình công cộng còn thiếu, nhất là tại các tỉnh TD - MNPB. Quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo,… chưa đáp ứng được nhu cầu, vị trí quy hoạch chưa hợp lý trong khi vẫn còn nhiều diện tích đất và đất nông nghiệp bỏ hoang.
1.2.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp Năm 2018 huyện Châu Thành có một sáng kiến mới là canh tân “Hội quán” và Mô hình Hội quán đã ra mắt, đánh dấu sự chủ động có tính sáng tạo
của bà con nông dân. “Hội quán” là một không gian cộng đồng rộng mở, tươi mới, không chỉ là nơi hội tụ, trao đổi tâm tư, chia sẻ vui buồn của anh em, cô bác, bà con thôn xóm; mà còn là nơi “nói cho nhau nghe và nghe nhau nói” về công ăn việc làm, cùng chung trách nhiệm, bàn chuyện sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, thông tin về hàng hóa nông sản, trao đổi kinh nghiệm và hiến kế để vượt khó đi lên. Với mục đích rõ ràng, phương pháp cởi mở, thông thoáng, cách thức thiết thực, “Hội quán” có sức hấp dẫn, ngày càng thấy hữu ích và hiệu quả, hình thành phong cách cùng nghĩ, cùng làm, cùng tháo gỡ khó khăn và phát huy sáng kiến, tạo động lực mới trong đời sống, sinh hoạt của người nông dân.
Liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, vệc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp xưa nay chủ yếu dựa vào thương lái dẫn đến tình trạng người dân làm nhưng chỉ dựa vào may rủi mùa vụ còn thương lái dựa vào may rủi thị trường và không ít trường hợp thương lái ép giá nông dân. Vậy nên việc xây dựng mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là chủ trương lớn và nhiệm vụ quan trọng mà Đồng Tháp đã đặt ra. Huyện Châu Thành đang đi đầu trong việc xây dựng mối liên kết đó.
Các cấp, các ngành của huyện Châu Thành chung tay thực hiện chủ trương liên kết doanh nghiệp với nông dân bằng các biện pháp thiết thực để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển theo hướng “Hợp tác - Liên kết - Thị trường” và “Giảm chi phí - Tăng chất lượng - Chế biến tinh”. Với cách làm thiết thực, được đông đảo nông dân và doanh nhân hưởng ứng tích cực, đến nay, huyện Châu Thành đã đạt được một số kết quả khả quan.
Đối với lúa gạo, từ năm 2015 đến nay, nhiều hợp tác xã trong huyện đã liên
kết bao tiêu với nhiều doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận cho nông dân từ
300- 700 đồng/kg. Các doanh nghiệp đưa ra quy trình sản xuất, tạm ứng một phần phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và cam kết mua toàn bộ sản lượng nông sản đạt tiêu chuẩn. Đối với cá tra, phần lớn diện tích nuôi cá có sự liên kết
giữa hộ nuôi với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị gia tăng với các hình thức thiết thực nuôi gia công và nuôi có ký hợp đồng bao tiêu. Đối với cây ăn trái,
tập trung là nhãn, chanh và thanh long, nông dân liên kết tiêu thụ với công ty VINA T&T xuất khẩu nhãn sang thị trường Mỹ và đạt mức giá bán của nông dân từ 30.000 đồng - 40.000 đồng/kg. Công ty VINECO và công ty Viet Dela tiêu thụ chanh cho nông dân với giá bán ổn định. Công ty Thành Vũ và công ty Vạn Phát liên kết tiêu thụ thanh long cho nông dân với giá cả ổn định, hợp lý, tạo đầu ra luôn ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân.
1.2.1.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh có 38.505 ha đất nông
nghiệp, chiếm 46,8% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp là 43.766 ha, chiếm 53,2%. Huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh 6 tháng đầu năm 2018 tổng sản phẩm GRDP toàn huyện (giá so sánh 2010) đạt 3.209,97
tỷ đồng, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2017, trong đó, khu vực Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 422,667 tỷ đồng, tăng 1,6% so cùng kỳ; Công nghiệp - xây dựng 1.786,811 tỷ đồng, tăng 9,3% so cùng kỳ; Dịch vụ 1.000,496 tỷ đồng, tăng 11,4% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, khu vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm 51,8%; Dịch vụ 34,8%; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 13,4%.
Để đạt được các thành công này thì trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, các đồng chí Lãnh đạo huyện tăng cường làm việc với các ngành, địa phương, tập trung chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện; nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển. Quan tâm phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn để làm cho hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp được nâng cao góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, tích
cực thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tổng số tiêu chí toàn huyện đạt tính đến hết tháng 6/2018 là
380tiêu chí, tương đương 19 tiêu chí/xã. Hiện đã chuẩn bị hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền công nhận 6 xã còn lại đạt chuẩn Nông thôn mới; huyện cơ bản đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Để đạt được các kết quả này là nhờ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp để đạt được hiệu quả kinh tế cao như:
Quy hoạch khu sản xuất nông nghiệp có 37.612 ha đất; khu lâm nghiệp 571 ha; khu phát triển công nghiệp 7.037 ha; khu đô thị 12.167 ha; khu thương mại - dịch vụ có 429 ha; khu dân cư nông thôn có 13.448 ha.. rà soát điều chỉnh quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong tỉnh có sử dụng đất cho thống nhất với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của Tỉnh; việc tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh để với diện tích đất nông nghiệp ít nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực. Với xác định ranh giới này đã quy hoạch để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trong diện tích đất hạn chế hiện nay.
Huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo đúng quy hoạch, kế hoạch nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để
tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường...
1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
Từ thực tiễn hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam và một số địa phương. Trong điều kiện quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp không chỉ ở huyện Mai Sơn, mà còn ở tất cả các địa phương khác, vì vậy việc sử dụng hiệu quả đất, nhất là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý, bảo vệ và bồi dưỡng đất là con đường tất yếu phải đi, đó là đầu tư theo chiều sâu, mà trước hết cần phải xác định đúng tiềm năng đất đai bằng các bài học như:
Khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân, quy hoạch đất nông nghiệp có hiệu quả. Nhà nước hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn; chuyển dần việc cung cấp một số dịch vụ công sang cho tư nhân và các tổ chức xã hội thực hiện; tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp. Phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân (đối tác công tư, hợp tác công tư,...) để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Nhà nước chịu trách nhiệm quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành; thực thi các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác (hợp tác xã, tổ hợp tác. các nhóm kinh tế tự nguyện tham gia vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; chuyển giao một số chức năng dịch vụ công của nhà nước cho các hiệp hội (xúc tiến thương mại, khuyến nông, dự báo thị trường, tiêu chuẩn chất lượng, xử lý tranh chấp...); đẩy mạnh mối quan hệ liên kết giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.
Thực hiện việc Nhà nước tham gia đầu tư cùng các doanh nghiệp trong:
(1) xây dựng, quản lý và vận hành các công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, (2) sản xuất nông nghiệp thông qua cung cấp các dịch vụ công (khuyến nông, nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ, đào tạo nhân lực, thú y, bảo vệ thực vật,...), chủ yếu liên quan đến phát triển “chuỗi giá trị ngành hàng” theo hình thức Nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ các phương pháp thực hành an toàn và quản lý môi trường tốt hơn, áp dụng công nghệ mới; các doanh nghiệp tư nhân tham gia cùng nhà nước tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm.
1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như các nghiên cứu
Theo Phạm Thị Lan Anh (2012), trong công trình “Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng”, tác giả cho biết: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chưa hợp lý: Phần lớn diện tích đất của huyện là đất dốc, nhưng trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp (7.638,74 ha. thì có tới 97,91% là diện tích đất trồng cây hàng năm (7.479,10 ha., diện tích trồng cây lâu năm không đáng kể 159,64 ha, chiếm 2,09% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Hạ Lang có 7 nhóm đất, 19 đơn vị đất và 75 đơn vị đất phụ với đặc