Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh hòa bình (Trang 43)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thể hiện cụ thể dưới bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế Huyện Mai Sơn

Năm Chỉ tiêu Tổng GTSX - Nông - lâm - thủy sản - Công nghiệp - xây dựng -TM-Dịch vụ

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng giá trị sản xuất của huyện Mai Sơn tăng dần qua các năm, năm 2018 GTSX đạt 9.654 tỉ đồng năm 2020 tăng lên 11.248,67 tỉ đồng, tăng bình quân 7,94%/năm. Các ngành tăng đồng đều qua các năm.

Nông lâm thủy sản năm 2019 so với năm 2018 tăng 4,2% nguyên nhân giá trị sản xuất tăng nhưng thấp là vì năm 2019 nông sản được mùa nhưng giá lại bị rớt, hầu như các loại hoa quả đều giảm mạnh hơn so với năm 2018, năm 2020 giá trị sản xuất tăng mạnh là nông sản vừa được mùa và vừa được giá, mặc dù năm 2020 có dịch bệnh COVID nhưng được chính phủ hỗ trợ và người dân bán hàng trên các kênh online nên được giá cao. Tốc độ tăng bình quân 8,68%/năm.

Thương mại và dịch vụ của Mai Sơn cũng được trú trọng và tăng đáng kể về tỉ trọng và số lượng. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 8,47%/năm.

Công nghiệp xây dựng qua 3 năm cũng tăng nhưng lượng tăng vẫn còn khiêm tốn, tốc độ tăng bình quân 6,03%/năm. Giá trị công nghiệp xây dựng chỉ cao hơn ngành nông nghiệp 53 tỉ đồng, nói chung ngành này phát triển vẫn còn đang khá khiêm tốn.

2.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực

Tổng dân số toàn huyện Mai Sơn năm 2017 là 156.354 người, năm 2020 tăng lên là 160.624 người, cụ thể trong 3 năm dân số tăng bình quân 1,36%/năm. Mai Sơn có 6 dân tộc chủ yếu, dân tộc Thái chiếm 55,62%, dân tộc Kinh chiếm 30,53%, dân tộc Mông chiếm 7,42%, dân tộc Sinh Mun chiếm 3,23%, dân tộc Khơ Mú chiếm 2,49%; dân tộc Mường chiếm 0,65%); trong đó dân số ở đô thị chiếm 10,97 %; nông thôn chiếm 89,03%. Về độ tuổi lao động và phân theo nhóm ngành được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Mai Sơn gia đoạn 2018 – 2020 1. Tổng dân số 2. Tổng số hộ - Hộ nông nghiệp - Hộ phi NN 3. Lao động 3.1. Phân theo ngành ngh -Lao động NN - Lao động phi NN

3.2. Phân theo độ tui lao động

- Số người trong độ tuổi LĐ - Số người trên độ tuổi - Số người dưới độ tuổi 4. Mật độ

[Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn năm 2018- 2020]

Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện năm 2018 là 64.250 người, chiếm 41,1% tổng số nhân khẩu, trong đó lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm 80%, Phi nông nghiệp 20%.

chạy qua (Quốc lộ 6, Quốc lộ 4G) với tổng chiều dài 95,8 km; Tỉnh lộ có 3

tuyến (tỉnh lộ 110, 113, 117) nối liền các trung tâm kinh tế, văn hoá của

huyện với các huyện lân cận với tổng chiều dài 143,5 km; số xã có đường giao thông đi lại 4 mùa 18/22 xã, thị trấn chiếm 81,8%; các đường giao thông nông thôn nội bản, liên bản bê tông đã và đang được triển khai trên địa bàn. Cùng với hệ thống giao thông đường bộ, Mai Sơn còn khoảng 30 km đường sông (Sông Đà) với cảng chính là cảng Tà Hộc. Hệ thống giao thông đường

hàng không, Mai Sơn có sân bay Nà Sản, hiện đang trong giai đoạn thu hút đầu tư nâng cấp, sửa chữa. Tóm lại, mạng lưới giao thông hiện có cơ bản đáp ứng được điều kiện đi lại của nhân dân trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, vẫn còn 04 xã chưa có đường cứng hóa đi lại được 4 mùa, một số tuyến đường đã xuống cấp, đi lại khó khăn nhất là các tuyến đường vào các thôn, bản các xã vùng sâu, vùng xa. Do vậy, trong thời gian tới cần được quan tâm đầu tư, nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

- Thuỷ lợi: Mai Sơn có 20 hồ chứa; 59 đập xây với chiều dài kênh là

88.350 m trong đó kiên cố 46.626 m, đường ống 150 m, kênh đất là 14.574 m; 23 phai rọ thép với chiều dài kênh là 17.275 m trong đó kiên cố 560 m, kênh đất là 16.715 m; 78 phai tạm với chiều dài kênh là 44.044 m trong đó 100% là kênh đất. Hệ thống thủy lợi đã cơ bản đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích gieo trồng lúa. Ngoài ra các công trình còn góp phần tưới ẩm cho hàng trăm ha cây công nghiệp, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt cho dân cư khu nông thôn, và chăn nuôi gia súc,... Tuy nhiên do địa hình phức tạp nên đã có một số công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng đã xuống cấp, một số công trình còn đang là phai đập tạm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của người dân

- Hệ thống cấp thoát nước: Trong những năm qua bằng sự cố gắng nỗ

Trung ương đã xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, đặc biệt là việc đầu tư nâng công suất Nhà máy nước thị trấn Mai Sơn lên 4.000m3/ngày đêm;

32 công trình nước sinh hoạt nông thôn, nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 93,5% năm 2018.

- Hệ thống điện: Hiện nay có 100% xã có lưới điện quốc gia; 92% số

bản có lưới điện quốc gia đã đến được các bản (8% sẽ tiếp tục đầu tư), 95,07% số hộ nông thôn được sử dụng điện lưới.

- Bưu chính viễn thông: Đến nay, 22/22 xã, thị trấn đã được phủ sóng

điện thoại di động; 90% xã có bưu điện văn hoá xã; mật độ thuê bao điện thoại đạt 65 thuê bao/100 dân; có 4.390 hộ thuê bao Internet băng thông rộng đạt mật độ 2,75 thuê bao/100 dân; duy trì và đảm bảo 80% xã có thư, báo đến trong ngày.

- Giáo dục đào tạo: Giáo dục được củng cố và phát triển khá toàn diện

ở các cấp học. Mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, phổ cập giáo dục được củng cố và hoàn thiện, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng, xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, có có 42/97 trường đạt chuẩn quốc gia.

- Y tế: Các chương trình y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng chống dịch bệnh, dân số kế hoạch hóa gia đình; vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý y dược tư nhân được triển khai một cách đồng bộ tích cực, có hiệu quả. Hệ thống cơ sở vật chất ngành y tế ngày càng được đầu tư nâng cấp đồng bộ theo hướng hiện đại, trên địa bàn huyện có 02 bệnh viện (Bệnh viên Đa khoa huyện và Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Sơn La), 01 trung tâm y tế, 22 trạm y tế xã, thị trấn và các phòng khám tư nhân. Tỷ lệ giường bệnh đạt 22 giường/10.000 dân. Có 15/22 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 20/22 trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ là 20/22; 100% số thôn, bản, tiểu khu có cán bộ y tế.

- Văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình: Đến hết 2018, toàn huyện có 17,5% bản, tiểu khu; 53,7% số hộ đạt tiêu chuẩn văn hoá; 90% cơ

quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hoá; có 457 đội văn nghệ bản, tiểu khu hoạt động thường xuyên có hiệu quả. Toàn huyện có 19% số hộ gia đình thể thao, 21% số người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên; có 50 câu lạc bộ thể dục thể thao, tăng 5 câu lạc bộ so với năm 2018; 98% số hộ được xem các chương trình truyền hình; 98% số hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam.

2.1.3 Đánh giá thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên của huyện Mai Sơn để nâng cao hiệu quả đất

a) Thuận lợi

Vị trí địa lý của Mai Sơn khá thuận lợi, có hạ tầng giao thông tương đối tốt (có Quốc lộ 6, 4G; đường tỉnh lộ 113, 107, 110, có cảng Tà Hộc của Sông Đà …), mặt khác Mai Sơn là huyện cửa ngõ của thành phố Sơn La nên

rấtthuận lợi để đẩy mạnh kinh tế thương mại, dịch vụ.

Dồi dào về tài nguyên thiên nhiên, đất đai màu mỡ, nguồn nguyên nhiên liệu nông sản phong phú, khí hậu thuận lợi là điều kiện cho phát triển nông lâm nghiệp, nhất là cây ăn quả.

Có nguồn tài nguyên đá vôi rất dồi dào là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất xi măng, sản xuất gạch đá phục vụ cho xây dựng…

Mai Sơn được tỉnh Sơn La xác định là trung tâm công nghiệp của tỉnh, với nhiều nhà máy, khu công nghiệp Mai Sơn (có nhà máy mía đường, chế

biến cà phê, tinh bột sắn, chế biên nông sản…). b) Hạn chế, thách thức

Địa hình phân tầng lớn, chia cắt mạnh đặt ra thách thức lớn đối với huyện như: việc quy hoạch bố trí dân cư cũng gặp nhiều khó khăn, xây dựng các khu đô thị quy mô lớn hiện đại gặp nhiều khó khăn; việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo hướng CNH, HĐH cũng rất khó thực hiện.

Biến đổi khí hậu có những diễn biến bất thường trong những năm qua (như sương muối, băng giá, lũ ống, lũ quét, …) ảnh hưởng khá lớn đến cơ cấu

mùa vụ và sự sinh trưởng của các loại cây trồng, diện tích đất nông nghiệp của huyện.

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện tuy lớn nhưng chủ yếu là đất núi đá vôi, nhiều diện tích đất không thể sử dụng được cho sản xuất nông, lâm nghiệp.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp, các nhà máy, cơ sở chăn nuôi và tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp đang trở nên báo động.

2.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tại 3 xã điều tra

2.2.1. Xã Ching Nơi

Chiềng Nơi là xã vùng 3 của huyện Mai Sơn, cách trung tâm huyện 120km về hướng Tây, có diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là 13.155 ha, phía Bắc giáp xã Mường Lầm, huyện Thuận Châu; Phía Đông giáp xã Mường Chanh; Phía Nam giáp xã Phiêng Cằm; Phía Tây giáp xã Nậm Ty, huyện Sông Mã.

Xã Chiềng Nơi với dân số là 4.864 người phân bố ở 16 bản. Trong những năm qua kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người thấp đạt 7,73 triệu/người/năm.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 5.790,54 ha. Trong đó đất rừng sản xuất là 3.687,54 ha; đất rừng phòng hộ là 2.103,00 ha.

- Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới:

Với đặc

điểm là xã đặc biệt khó khăn, xuất phát điểm thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn (Năm 2011 xã Chiềng Nơi đạt 01/19 tiêu chí, tiêu chí Quy hoạch, tỷ lệ hộ nghèo trên 82%). Qua 7 năm thực hiện, đến nay xã đã đạt 05/19 tiêu chí (Tiêu chí số 1: Quy hoạch; Tiêu chí số 3: Thủy lợi; Tiêu chí

số 7: Hạ tầng thương mại nông thôn; Tiêu chí số 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; Tiêu chí số 19: An ninh trật tự xã hội); đời sống nhân dân

2.2.2. Xã Hát Lót

Xã Hát Lót là xã tiếp giáp với trung tâm hành chính của huyện Mai Sơn, cách trung tâm huyện 5 km. Với tổng diện tích tự nhiên là 5.661 ha, trong đó diện tích đất canh tác 2.127 ha; Phía Bắc Giáp xã Mường Bon; Phía Nam Giáp xã Chiềng Lương; Phía Đông Giáp xã Cò Nòi; Phía Tây Giáp xã Chiềng Ve; Phía Tây Bắc Giáp xã Chiềng Mai, Chiềng Mung.

Dân số xã Hát Lót: 2.068 hộ, 9.071 nhân khẩu gồm 5 dân tộc: Kinh, Thái, Mường, Hmông, Khơ mú cùng sinh sống trên 31 bản, tiểu khu.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 1.688,06 ha. Trong đó đất rừng sản xuất là 475,33 ha; đất rừng phòng hộ là 1212,73 ha

- Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới: Năm 2011 xã đạt 9/19 tiêu chí, còn 10 tiêu chí chưa đạt (tiêu chí số 2: giao thông; tiêu chí số

3: thủy lợi; tiêu chí số 5: trường học; tiêu chí số 6: cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí số 7: chợ nông thôn; tiêu chí số 9: nhà ở dân cư; tiêu chí 10: thu

nhập, tiêu chí 11: hộ nghèo, tiêu chí 16: văn hóa, tiêu chí số 17: môi trường). Qua 7 năm thực hiện, năm 2018 xã đã đạt 19/19 tiêu chí; thu nhập

bình quân đầu người năm 2018 là 29 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 là 5,6%; quan tâm đầu tư hệ thống đường giao thông nội bản, liên bản, trường học, trạm y tế được đầu tư đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tiềm năng lợi thế của địa phương là trồng cây ăn quả như xoài, nhãn, bưởi góp phần tăng thu nhập cho người dân.

2.2.3. Xã Ching Ban

Xã Chiềng Ban nằm ở phía Tây Bắc của huyện Mai Sơn, cách trung tâm huyện khoảng 23km, có diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là 3.612,0 ha, gồm 26 bản, tiểu khu. Xã Chiềng Ban có vị trí giáp ranh như sau: Phía Bắc giáp xã Hua La, thành phố Sơn La; phía Đông giáp xã Chiềng Mai, Chiềng Mung; phía Nam giáp xã Chiềng Dong; phía Tây giáp xã Chiềng Chung.

- Tài nguyên đất: Chiềng Ban có địa hình nhiều đồi núi thoải, thấp đất

đai màu mỡ. Đất ở Chiềng Ban chủ yếu là đất Feranit nâu đỏ, nâu vàng trên đá vôi, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, mùn trung bình thuộc loại đất tốt, tầng đất từ 30cm - 120cm. Là xã có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây Cà Phê, rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi và dịch vụ;

- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 1.417,62

ha, trong đó đất rừng sản xuất là 872,82 ha; đất rừng phòng hộ là 544,8 ha. Độ che phủ đạt 39,25%.

- Nhân lực: Dân số toàn xã năm 2017 có: 1.401 hộ với 6.322 nhân

khẩu. Dân tộc Thái: 1.112 hộ chiếm 79,4% dân số; Dân tộc Kinh: 289 hộ chiếm 20,6% dân số.

Lao động trong độ tuổi có: 3.685 người; trong đó:

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: 3.284 lao động, chiếm 89,11%. + Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 171 lao động, chiếm 4,65%.

+ Thương mại - dịch vụ: 230 lao động, chiếm 6,24%.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

Thu thập tài liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Thống kê…

báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bản đồ liên quan... tại phòng Tài nguyên và Môi trường.

Nguồn về số liệu cây trồng, cơ cấu mùa màng, năng suất các loại cây trồng, khuyến cáo sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại phòng Nông

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh hòa bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w